Có nên làm giao dịch viên ngân hàng không?
Mục lục [Ẩn]
Ít ai biết rằng giao dịch viên ngân hàng cũng là một nghề có khá nhiều cơ hội thăng tiến, nhất là đối với những nhân viên mới ra trường. Có không ít những cán bộ nòng cốt của ngân hàng lớn hiện nay đều xuất phát với vị trí giao dịch viên ngân hàng. Tuy nhiên, với đặc trưng nghề nghiệp hiện nay thì việc làm giao dịch viên ngân hàng cũng không dễ dàng, vậy có nên làm giao dịch viên ngân hàng không cũng là một câu hỏi khá khó để trả lời. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!!
Giao dịch viên ngân là gì?
Giao dịch viên ngân hàng là một vị trí phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, đồng thời có được kỹ năng giao tiếp khéo léo.
Nhiệm vụ của người giao dịch viên là sẽ phải làm việc tại quầy giao dịch để thực hiện các yêu cầu cơ bản của khách hàng như: Mở tài khoản, thu chi, rút tiền, nộp tiền, hạch toán giao dịch…
Nghề giao dịch viên ngân hàng còn được xem là một nghề mặt hoa da phấn tại ngân hàng, trực tiếp tiếp xúc, xử lý giải quyết các nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đã từng đến ngân hàng, chắc hẳn bạn đã được chứng kiến đội ngũ giao dịch viên ngân hàng làm việc. Cách làm việc của họ vô cùng nhanh nhạy, linh hoạt, xử lý các nghiệp vụ 1 cách nhanh chóng chính xác đến từng chi tiết.
Xem thêm: Cần kiến thức gì để trở thành một giao dịch viên ngân hàng giỏi?
Có nên làm giao dịch viên ngân hàng không?
Làm giao dịch viên hiện nay, bạn không chỉ phải đối mặt với những khách hàng cực kỳ khó tính mà còn phải nhận những áp lực về doanh số từ cấp trên hạ xuống. Hàng ngày phải đối mặt với hàng nghìn con số, sai một ly đi một dặm. Hãy xác định rằng, làm giao dịch viên bạn cần phải rất cẩn thận, chỉ cần nhầm một dấu phẩy bạn có khi phải đền cả gia tài.
Tuy nhiên lý do bạn nên làm một giao dịch viên ngân hàng vì:
- Đổi lại, bạn có một công việc ổn định, giờ giấc chính xác, bạn có thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình và một mức lương được cho là khá ổn.
- Có thể tư vấn, trò chuyện với nhiều người, đây sẽ là một công việc tốt tuy nhiên điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào con người và tính cách của bạn.
- Nếu bạn hoàn thành được chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ phục vụ khách hàng tốt, mức độ hài lòng của khách hàng cao, bạn có cơ hội được ứng tuyển nội bộ tại các vị trí cao hơn.
- Môi trường làm việc tương đối cởi mở, hòa đồng, cho phép nhân viên được phép sáng tạo, xây dựng, đóng góp.
- Đồng thời, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ bước vào môi trường ngân hàng.
- Đây là cơ hội để các bạn rèn luyện thêm về khả năng giao tiếp, cách thức nắm bắt tâm lý người đối diện, xử lý các tình huống khó. Bên cạnh đó, mối quan hệ của bạn với khách hàng sẽ được mở rộng, giúp ích rất nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống bản thân.
Trên thực tế, có không ít giao dịch viên chỉ vì một phút sai lầm trong các con số, hoặc không có đủ khả năng để hoàn thành chỉ tiêu đã phải nói lời giã từ đối với công việc này. Còn bạn thì sao? Bạn có đủ năng lực và sự tỉ mỉ để bắt đầu với công việc này không?
Có nên làm giao dịch viên ngân hàng không?
Công việc của một giao dịch viên ngân hàng
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Khi trở thành một giao dịch viên ngân hàng thì việc đầu tiên đó là bạn cần phải tiếp xúc với khách hàng, làm thế nào để có thể trò chuyện, tương tác để lấy tình cảm của khách hàng, bằng sự cởi mở, chân thành và nhiệt tình bạn sẽ biết được khách hàng muốn gì, cần bạn giúp đỡ gì. Đồng thời giao dịch viên ngân hàng cần nắm rõ các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho khách hàng.
Xem thêm: Bạn có biết công việc của một giao dịch viên ngân hàng?
Tư vấn khách hàng
Khi đã biết được khách hàng muốn gì thì giao dịch viên ngân hàng sẽ dựa trên những sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn để giới thiệu các sản phẩm, chương trình khuyến mãi, chiến dịch marketing cho khách hàng. Thực hiện giải đáp mọi thắc mắc, công tác phát triển tại quầy như: Thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng. Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng.
Thực hiện thao tác nghiệp vụ
Thao tác nghiệp vụ là những điều căn bản mà một giao dịch viên ngân hàng cần có như là phát hành thẻ, nghiệp vụ liên quan tới gửi tiền, rút tiền, thu chi, chuyển tiền… Trực tiếp giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy của Ngân hàng tới khách hàng một cách an toàn, hiệu quả, kịp thời với chất lượng dịch vụ tốt nhất. Luôn sẵn sàng phục vụ yêu cầu của KH và các hoạt động nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình, quy định của ngân hàng.
Xem thêm: 5 nhiệm vụ cơ bản của một giao dịch viên
Phát triển quan hệ lâu dài
Các giao dịch viên phục vụ khách hàng cần đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng. Cần có sự quan tâm, chăm sóc khách hàng sau bán để tạo mối quan hệ, thúc đẩy khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng.
Phát triển quan hệ lâu dài
Mức lương của giao dịch viên ngân hàng
Mức lương cho vị trí giao dịch viên cũng khá cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, rất khó để trả lời chính xác thu nhập là bao nhiêu vì còn phụ thuộc trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên ứng tuyển. Nhưng rất nhiều người cho rằng, mức lương của giao dịch viên sẽ được trả xứng đáng nếu bạn chứng minh được năng lực của mình khi phỏng vấn.
Khi bạn làm tốt công việc của mình thì mức lương của giao dịch viên ngân hàng có thể lên tới 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp chế độ phúc lợi và đãi ngộ như du lịch trong và ngoài nước hàng năm, ưu đãi về tín dụng, mua cổ phiếu cũng như chế độ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân viên của mình.
Áp lực của nghề giao dịch viên ngân hàng
Trước đây, đã từng có những quan niệm về vị trí giao dịch viên ngân hàng rằng, làm việc này rất sướng, làm việc này nhàn lắm, việc này hợp với chị em phụ nữ… Tuy nhiên đó chỉ là quan niệm của rất lâu trước đây, ngày nay làm giao dịch viên ngân hàng còn áp lực và mệt gấp nhiều lần những vị trí khác.
Trong thời buổi mà khách hàng là những "thượng đế" khó chiều chuộng, ngân hàng thì hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì đội ngũ giao dịch viên ngân hàng càng ngày càng phải có nhiều kỹ năng và “tiểu xảo” để có thể phục vụ tốt, hoàn thành trách nhiệm.
Về cơ bản bên cạnh cơ hội thì giao dịch viên ngân hàng còn phải chịu áp lực:
- Áp lực về thời gian và độ chính xác: Các giao dịch viên cần xử lý giao dịch trong thời gian nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác là cao nhất.
- Áp lực về doanh số: Hiện tại các Ngân hàng đều giao cho giao dịch viên các chỉ tiêu định lượng nhất định về Huy động vốn/tháng hoặc số lượng KH vay.
- Áp lực về trách nhiệm công việc: Chính vì giao dịch trực tiếp liên quan đến tiền nên hoàn toàn phát sinh các rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, hạch toán sai khác hoặc nhầm lẫn, không cân quỹ cuối ngày…
Xem thêm: Giao dịch viên ngân hàng phải làm thế nào để tránh rủi ro tác nghiệp?
Áp lực của nghề giao dịch viên ngân hàng
Chưa nói đến tiêu chuẩn để được trở thành một giao dịch viên không hề dễ dàng, để trúng tuyển, người xin việc cần phải trải qua nhiều vòng loại của ngân hàng, không kể đến làm giao dịch viên là phải có tí nhan sắc, bộ mặt của ngân hàng mà lại. Chính vì thế, vị trí này tuy trước giờ có nhiều thay đổi nhưng chỉ có tiêu chuẩn chọn lựa là vẫn khắt khe và khó khăn đến vậy.
Chắc hẳn, qua những gì chúng tôi đưa ra, mỗi bạn sẽ có câu trả lời riêng cho mình, có bạn sẽ nói mình có thể làm được, mình nên làm giao dịch viên ngân hàng. Tuy nhiên, cũng sẽ không ít bạn nói rằng, mình không thể làm công việc này. Bạn thì sao? Bạn đã có câu trả lời cho mình hay chưa?
Nếu bạn còn những thắc mắc về các vị trí trong ngành tài chính - ngân hàng, hãy đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất