avatart

khach

icon

Cách chọn loại thẻ tín dụng phù hợp nhất với bạn

Kiến thức thẻ tín dụng

- 29/09/2019

0

Kiến thức thẻ tín dụng

29/09/2019

0

Chỉ cần trả lời chính xác 2 câu hỏi về mức thu nhập và chi tiêu như thế nào là bạn sẽ chọn được loại thẻ tín dụng phù hợp nhất cho bạn.

Mục lục [Ẩn]

Mua sắm hay chi tiêu mọi lúc mọi nơi mà không phải mang theo quá nhiều tiền mặt trong người, thậm chí không có tiền trong tay vẫn có được món hàng mình thích... đó chính là lợi ích và sự tiện lợi của thẻ tín dụng. Nhất là trong thời buổi công nghệ phát triển, tiết kiệm thời gian giao dịch, quản lý tài chính hiệu quả thì mỗi người nên mở cho mình 1 chiếc thẻ tín dụng.

Nhiều người băn khoăn không biết chọn loại thẻ tín dụng nào hợp với mình thì hãy theo dõi ngay những chia sẻ sau để chọn được thẻ tín dụng phù hợp nhất.

Tham khảo: Tìm hiểu và so sánh thẻ tín dụng các ngân hàng hiện nay

Chọn thẻ phù hợp thói quen chi tiêu

Thẻ tín dụng thường được sử dụng như một nguồn tài chính bổ sung để mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, cách thức sử dụng của mỗi người lại khác nhau. Có người dùng thẻ tín dụng như một khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn, luôn gặp vấn đề với việc phải thanh toán đúng hạn. Có những người khác lại nhắm mục tiêu tích lũy điểm thưởng, luôn thanh toán đúng hạn và chẳng bao giờ phải trả lãi.

Bạn hãy xem xét thói quen chi tiêu của mình để lựa chọn được chiếc thẻ tín dụng phù hợp

  • Nếu bạn có thói quen chi tiêu thường xuyên và thường gặp vấn đề khi thanh toán thẻ tín dụng vào cuối tháng, bạn nên sử dụng loại thẻ có lãi suất thấp, với mức phí thấp hoặc miễn phí. Trong trường hợp thường xuyên nợ quá hạn khi dùng thẻ tín dụng, có lẽ bạn nên cân nhắc chuyển sang các khoản vay cá nhân hoặc dùng tính năng tự động thanh toán.
  • Nếu bạn chi tiêu không thường xuyên bằng thẻ tín dụng, thường dùng để chi trả cho những mặt hàng có giá trị mà chưa có tiền sẵn để trả ngay hoặc dùng cho các trường hợp khẩn cấp thì nên chọn loại thẻ với lãi thấp, các phí thấp hoặc miễn phí. Trường hợp bạn chỉ cần thẻ để mua hàng trực tuyến hoặc mua hàng từ nước ngoài, thì thẻ ghi nợ cũng có thể phù hợp.

Bên cạnh đó, hãy nhớ hầu hết các loại thẻ tín dụng có mức lãi suất ban đầu thấp nhưng sau đó sẽ tăng dần lên.

Muốn mở thẻ nhanh chóng hãy gửi ngay yêu cầu để được chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ:

Đăng ký ngay

Nên chọn thẻ tín dụng phù hợp với bản thân

Xem xét thói quen chi tiêu của mình để chọn chiếc thẻ tín dụng phù hợp

Xem xét lãi suất thẻ tín dụng

Khi đánh giá lãi suất thẻ tín dụng, bạn cần nhìn vào các điều khoản và điều kiện đã công bố. Theo luật định, tất cả các ngân hàng phát hành thẻ bắt buộc phải thông báo cho khách hàng.

Phần trăm lãi suất thẻ tín dụng được hiển thị dưới dạng chỉ số (APR), trong đó mô tả phần trăm lãi suất mà bạn sẽ phải trả trong một năm.

Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tính toán số tiền bạn có thể mất đi hàng năm trong trường hợp chậm trả nợ.

Nếu một thẻ tín dụng có APR 15%, hãy lấy con số này chia cho 365 ngày bạn sẽ tính toán được lãi suất hàng ngày mà bạn phải trả.

Các tính toán chỉ ra rằng, bạn phải chịu mức lãi suất 0,041% mỗi ngày. Cụ thể nếu bạn có số nợ tín dụng là 10 triệu đồng, bạn phải trả lãi 4.100 VNĐ mỗi ngày, 123.000 VNĐ mỗi tháng và 1.500.000 VNĐ mỗi năm.

Con số thực tế có thể cao hơn do trong tính toán này không đưa vào các tác động của lãi kép, đó là khi chi phí lãi vay được cộng dồn vào khoản nợ tín dụng của bạn.

Điều cần thiết là bạn nên lựa chọn thẻ tín dụng có mức lãi suất hàng năm được công bố rõ ràng. Có không ít thẻ tín dụng mập mờ trong việc công bố APR bằng cách công bố nhiều mức lãi suất hoặc hiển thị cả một dải số thay vì một con số duy nhất.

Tham khảo: Tìm hiểu lãi suất thẻ tín dụng và cách tránh bị tính lãi

Xem xét các đặc tính thẻ tín dụng

Mỗi đơn vị phát hành thẻ sẽ cung cấp những loại thẻ có những tính năng, đặc điểm khác nhau. Hãy tìm hiểu và xác định rõ các đặc điểm của thẻ trước khi đăng ký mở thẻ:

  • Tính năng thanh toán tự động: Đây là dịch vụ do ngân hàng cung cấp nhằm hỗ trợ khách hàng thanh toán dư nợ phát sinh trong kỳ. Chỉ cần đăng ký dịch vụ này, ngân hàng sẽ tự động thanh toán số dư trong tài khoản thẻ tín dụng của bạn (có thể chọn toàn bộ hoặc 1 phần). 
  • Thanh toán tối thiểu: Là số tiền tối thiểu bạn phải trả trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê, thông thường từ 2% đến 5% dư nợ cuối kỳ. Trên sao kê hàng tháng gửi khách hàng luôn có thông tin về số tiền thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán. Ngày đến hạn là ngày cuối cùng bạn phải thanh toán cho ngân hàng số tiền tối thiểu. Hãy luôn cố gắng trả hết nợ mỗi tháng, hoặc cố trả nhiều hơn số tiền thanh toán tối thiểu để đảm bảo không phải trả lãi quá cao.
  • Phí rút tiền mặt: Đây là khoản phí cho mỗi lần bạn rút tiền bằng thẻ tín dụng. Mức lãi suất cho khoản tiền tạm ứng này thường cao hơn lãi suất mua sắm và không có ngày miễn lãi suất, do đó bạn phải trả lãi từ thời điểm rút tiền. Hãy cố gắng tránh rút tiền tạm ứng để tiết kiệm chi phí lãi vay.
  • Thời hạn ưu đãi miễn lãi: Đây là khoảng thời gian mà bạn sẽ không bị tính lãi khi mua hàng. Mỗi thẻ tín dụng thường cấp thời hạn miễn lãi trong khoảng từ 40 đến 55 ngày. Để tránh phải trả lãi, tốt nhất bạn nên tận dụng khoảng thời gian này và trả tiền mua hàng trước khi thời hạn kết thúc.
  • Phí thường niên: Là phí dịch vụ hàng năm để duy trì tài khoản thẻ và những lợi ích có được từ thẻ. Nếu thẻ của bạn có mức lãi suất thấp nhưng phí thường niên quá cao thì cũng không có lợi lắm. Một số thẻ có thể miễn phí thường niên nhưng bạn sẽ phải chi tiêu thật nhiều mới được hưởng ưu đãi này. 

Tham khảo: 4 cách giảm phí thường niên cho thẻ tín dụng

Hãy luôn chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra các mức lãi suất, đặc điểm, tính năng khác của chiếc thẻ mình đang sử dụng để chắc chắn là nó đáng giá và phù hợp với bản thân

Muốn mở thẻ nhanh chóng hãy gửi ngay yêu cầu để được chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ:

Đăng ký ngay

Xem xét các ưu đãi của thẻ

Điểm hấp dẫn nhất của thẻ tín dụng so với các loại thẻ ngân hàng khách chính là nó luôn mang tới rất nhiều ưu đãi cùng các tiện ích cho người dùng. Đây là giá trị cốt lõi thu hút người dùng lựa chọn thẻ tín dụng thay vì các loại thẻ khác.

Do đó bạn hãy chọn cho mình một chiếc thẻ tín dụng với những ưu đãi phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bạn cần lưu ý là hạng thẻ tín dụng càng cao cấp, điều kiện mở thẻ càng khó thì ưu đãi càng nhiều, tuy nhiên bạn hãy cân nhắc theo điều kiện của bản thân, không nên tham lam quá nhiều các ưu đãi mà mở thẻ hạng cao vượt khả năng tài chính bản thân rồi chi tiêu mất kiểm soát.

Tham khảo: 5 loại thẻ tín dụng nhiều ưu đãi nhất

Tìm hiểu các loại phí cần trả

Thẻ tín dụng có rất nhiều loại phí cần trả khi sử dụng, bạn cần nắm được các loại phí để ước lượng mỗi tháng bạn cần trả bao nhiêu. Các loại phí phổ biến theo quy định là phí thường niên, phí trả chậm, phí rút tiền mặt, phí chuyển đổi ngoại tệ... Bạn nên tìm hiểu về ý nghĩa và cách tính các loại phí này thật kỹ lưỡng để không bỡ ngỡ nếu có phát sinh phí trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: 8 loại phí phổ biến khi thanh toán bằng thẻ tín dụng

Chọn ngân hàng phát hành thẻ tín dụng

Ở Việt Nam, hầu hết các tổ chức phát hành thẻ tín dụng là các ngân hàng. Đôi khi, họ hợp tác với tổ chức tín dụng khác, các hãng hàng không, và các nhà bán lẻ cung cấp thẻ tín dụng đồng thương hiệu.

Bạn có thể chọn làm thẻ tại các ngân hàng mà tại đó bạn đang có một tài khoản thanh toán, mục đích của việc làm này là bạn dễ dàng thanh toán khoản nợ tín dụng hàng tháng bằng cách tự động trừ vào tài khoản thanh toán của bạn.

Tuy nhiên, người sử dụng thẻ tín dụng có kinh nghiệm hơn có thể muốn mua sắm qua nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng khác nhau để tìm ra các sản phẩm thẻ tín dụng có ưu đãi tốt nhất cho nhu cầu của họ.

Bạn có thể lựa chọn ngân hàng để mở thẻ tín dụng bằng cách so sánh các loại phí thu phổ biến cho các loại thẻ cùng hạng, đồng thời so sánh cách tiện ích cũng như hạn mức tín dụng được cấp xem có phù hợp bản thân.

Tham khảo: Top 10 ngân hàng làm thẻ tín dụng tốt nhất hiện nay

Chọn đúng hạng thẻ

Thẻ tín dụng được chi ra rất nhiều loại, nhưng phổ biến nhất tại các ngân hàng hiện nay là 3 loại thẻ sau:

  • Thẻ tín dụng chuẩn (Classic)
  • Thẻ tín dụng vàng (Gold)
  • Thẻ tín dụng bạch kim (Paltinum)

Theo đó ứng với từng loại thẻ thì ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức chi tiêu phù hợp. Thẻ chuẩn thường có hạn mức vài chục đến 100 triệu đồng, hạn mức của thẻ vàng thường vài trăm triệu, còn thẻ bạch kim có hạn mức lên đến 1 tỷ đồng.

Để đảm bảo khả năng trả nợ tối thiểu thì với mức thu nhập khoảng 5, 6 triệu, khách hàng chỉ nên làm thẻ hạng chuẩn. Với mức thu nhập khoảng từ 10, 12 triệu, khách hàng chỉ nên làm thẻ hạng vàng. Còn với những ai có thu nhập từ trên 25 triệu có thể làm thẻ hạng bạch kim.

Trên đây là những thông tin cần nắm để biết cách lựa chọn cho mình một chiếc thẻ tín dụng phù hợp. 

Nhìn chung những người hay mua sắm qua mạng, mua sắm tại các trung tâm thương mại, hoặc thường mua sắm tại các cửa hàng thời trang, đi nhà hàng, du lịch, công tác nước ngoài, đặt phòng đặt vé máy bay... thì cần thiết có ít nhất 1 chiếc thẻ tín dụng phù hợp với mức thu nhập của mình để nhận được nhiều ưu đãi giảm giá, hoàn tiền, miễn phí, tích điểm...

Tuy vậy không phải người nào có thu nhập cao cũng cần thiết phải mở thẻ tín dụng nếu bản thân họ không thường xuyên mua sắm và tiêu dùng.

Tham khảo: 4 điều kiện làm thẻ tín dụng

Với những kiến thức chia sẻ ở trên hy vọng khách hàng sẽ chọn được loại thẻ tín dụng phù hợp với mình nhất. Nếu bạn có nhu cầu mở thẻ tín dụng nhanh chóng hoặc cần hỗ trợ tư vấn miễn phí về làm thẻ tín dụng có thể gửi yêu cầu bằng cách:

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn thẻ tín dụng

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH THẺ TÍN DỤNG

Số mức thu nhập

Chọn số mức thu nhập

Hình thức nhận lương

Chọn hình thức nhận lương

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *