Phí quẹt thẻ tín dụng ở nước ngoài
Mục lục [Ẩn]
Phí quẹt thẻ tín dụng ở nước ngoài
Thông thường với những người không có thẻ thanh toán quốc tế thì khi đi du lịch hoặc công tác tại nước ngoài phải tìm cách mua ngoại tệ của nước mình sắp đến. Tuy nhiên, việc này sẽ gặp một số phiền toái như mất thời gian đổi tiền, không đổi được tiền lẻ để dễ chi tiêu. Nhiều người còn lo lắng, việc mang nhiều tiền mặt theo người có thể gặp phải rủi ro như mất trộm hoặc hải quan không cho mang theo số lượng tiền lớn…
Khi sở hữu thẻ tín dụng quốc tế Mastercard, Visa, JCB, bạn có thể thực hiện giao dịch thanh toán bằng bất kỳ loại tiền nào trên thế giới. Bạn có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các cây ATM, quẹt thẻ tại các POS, thanh toán online tại tất cả điểm chấp nhận thẻ của tổ chức quốc tế như Visa, Master... trên toàn cầu. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc rằng khi quẹt thẻ thanh toán ở nước ngoài thì có mất phí hay không?
Khi thanh toán tại các POS ở nước ngoài
Nếu như khi thanh toán tại các POS ở Việt Nam, chủ thẻ sẽ không cần chi trả bất kỳ khoản phí quẹt thẻ tín dụng nào cho ngân hàng, thì việc thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các POS nước ngoài, bạn sẽ mất một khoản phí chuyển đổi ngoại tệ là 1,8 - 4%/giá trị giao dịch tùy theo quy định của từng ngân hàng phát hành thẻ.
Phí chuyển đổi ngoại tệ là số tiền mà bạn phải trả thêm khi thực hiện giao dịch bằng đồng tiền khác với đồng tiền ở trong tài khoản của bạn. Có nghĩa là, khi đổi tiền theo tỷ giá, bạn cần nộp thêm phí chuyển đổi tiền ngoại tệ theo quy định của từng ngân hàng.
Khi quẹt thẻ tín dụng tại các máy POS ở nước ngoài, bạn sẽ phải thanh toán tiền phí chuyển đổi ngoại tệ
Phí rút tiền tại các cây ATM ở nước ngoài
Trong trường hợp bạn muốn rút tiền tại cây ATM ở nước ngoài, bạn sẽ phải trả 2 khoản phí sau:
- Phí rút tiền mặt: Thường là 4%/ giao dịch.
- Phí chuyển đổi ngoại tệ: Là loại phí mà hầu hết các ngân hàng đều thu nếu chủ thẻ Visa/Mastercard sử dụng thẻ để giao dịch tại nước ngoài. Phí này cũng được mỗi ngân hàng quy định định mức thu khác nhau. Mức phí thường thu dao động 1,8 - 4%/giao dịch.
Như vậy, bạn khi sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền tại cây ATM ở nước ngoài, ngoài phí rút tiền, bạn sẽ phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ. Như vậy, bạn sẽ mất khoảng 7 - 8% phí/giao dịch rút tiền.
Khi rút tiền mặt ở nước ngoài, ngoài phí rút tiền, bạn phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ
Cách quẹt thẻ tín dụng
Khi thanh toán tại các điểm là nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm tại nước ngoài, bạn có thể quẹt thẻ tín dụng tại máy POS cố định hoặc máy POS cầm tay.
Quá trình thanh toán sẽ được thực hiện qua máy POS cầm tay hoặc cố định, quy trình thanh toán được diễn ra như sau:
Bước 1: Nếu thẻ của bạn là thẻ chip thì khi quẹt thẻ tín dụng thì bạn cần đưa thẻ cho nhân viên thu ngân để thao tác trên máy POS. Nếu thẻ của bạn là thẻ không tiếp xúc, bạn chỉ cần đặt gần/chạm/vẫy nhẹ thẻ trên máy POS để bắt đầu thanh toán
Bước 2: Khi máy POS hiển thị thông tin chủ thẻ, thu ngân sẽ nhập số tiền cần thanh toán;
Bước 3: Khách hàng ký tên xác nhận lên biên lai khi giao dịch thành công;
Bước 4: Bạn nhận lại thẻ và hóa đơn để hoàn tất giao dịch.
Lưu ý: Trước khi tên ký xác nhận, bạn nên kiểm tra số tiền trên hóa đơn thanh toán lại thêm một lần nữa để hạn chế những sai sót trong việc thanh toán.
Lý do khi đi nước ngoài không nên chỉ sử dụng thẻ tín dụng
Tránh trường hợp bị lỗi hệ thống khiến tất cả các giao dịch qua tài khoản ngân hàng không thể thực hiện được, bạn nên sử dụng thẻ của 2 ngân hàng trở lên.
Có ý kiến còn đề nghị mang càng nhiều thẻ càng tốt, nhưng chúng tôi khuyên các bạn không nên sử dụng quá nhiều thẻ. Bởi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan như:
- Không kiểm soát được chi tiêu;
- Phí quản lý thẻ quá cao: Phí thường niên, phí giao dịch...
- Dễ bị lộ thông tin.
Ngày nay để dễ dàng và thuận tiện hơn khi thực hiện các giao dịch khách hàng cần đăng ký sử dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking của ngân hàng mà bạn mở thẻ. Các ứng dụng này cho phép bạn có thể chuyển, nhận tiền mà không cần tới thẻ.
Bạn chỉ cần một thiết bị kết nối Internet như: Laptop, điện thoại và truy cập vào website của ngân hàng để đặt lệnh giao dịch bình thường. Đa số ngân hàng hiện nay đều cung ứng và phát triển các dịch vụ này, giúp người dùng chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 với thời gian chưa đến 1 phút.
Nên xài thẻ tín dụng ngân hàng nào? Sau đây là một số ngân hàng hỗ trợ chuyển tiền 24/7 phải kể đến như: Vietcombank, VietinBank, Sacombank, TPBank…
Nếu bạn không có thiết bị kết nối Internet vẫn có thể chuyển tiền cho người thân qua ATM và họ cũng sẽ nhận được tiền ngay lập tức sau vài giây. Do đó cho dù đang ở nước ngoài thì bạn vẫn nhận được hỗ trợ tức thì mà không thể đợi tới 1 - 2 ngày mới có thể nhận được tiền.
Ưu nhược điểm khi sử dụng 2 loại thẻ khi đi nước ngoài
Để biết được tại sao nên dùng cả hai loại thẻ ngân hàng này để chi tiêu khi ra nước ngoài làm việc/du lịch khách hàng cần nắm rõ được ưu và nhược điểm của hai loại thẻ này:
Thẻ tín dụng |
Thẻ ghi nợ |
|
Ưu điểm |
- Dùng thẻ tín dụng của ngân hàng sẽ đảm bảo an toàn và bảo mật hơn so với việc tiêu dùng tiền mặt khi đi công tác/du lịch nước ngoài. - Không phải đổi tiền tệ mỗi khi mua bán vì thẻ tín dụng quốc tế sẽ tự động chuyển đổi ngoại tệ phù hợp mỗi khi bạn thanh toán - Dùng thẻ tín dụng để mua hàng bạn sẽ thường xuyên nhận được khuyến mãi như giảm giá, chiết khấu %, tặng thưởng… |
- Rút tiền trên các địa điểm ATM liên kết trên toàn cầu. - Có thể giao dịch thanh toán trên internet. - Rút ngoại tệ nhanh tại ATM nước ngoài với tỷ giá hối đoái ưu đãi từ ngân hàng. - Thanh toán tại các điểm bán hàng, trung tâm thương mại trên thế giới. - Phí giao dịch trên thẻ thấp |
Nhược điểm |
Phí giao dịch khá cao: - Rút tiền: Được tính từ 4% tổng số tiền giao dịch |
- Không có nhiều ưu đãi như thẻ tín dụng |
Nhìn vào bảng đánh giá trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được những lợi ích thiết thực mà 2 loại thẻ này mang lại. Từ đó cân nhắc đến việc lựa chọn sử dụng cả thẻ tín dụng và dùng thẻ ghi nợ quốc tế ở nước ngoài để giao dịch và tiêu dùng.
Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng ở nước ngoài
Để có thẻ sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả khi ở nước ngoài, dưới đây là một vài lưu ý khách hàng cần nắm:
- Hạn chế rút tiền mặt ở nước ngoài: Phí rút tiền mặt ở nước ngoài của đa số ngân hàng giao động khoảng 4%, tối thiểu 50.000 VND; Phí chuyển đổi ngoại tệ khoảng 1,8 - 4%. Vì vậy hãy hạn chế rút tiền mặt tối đa từ thẻ quốc tế, chỉ nên rút tiền khi thực sự cần thiết;
- Ký tên vào mặt sau của thẻ khi phí quẹt thẻ visa ở nước ngoài: Nhân viên thu ngân sẽ kiểm tra chữ ký của bạn trên hóa đơn với chữ ký trên thẻ có trùng khớp hay không để xác nhận nó đúng là thẻ của bạn;
- Lưu số hotline của ngân hàng, và số hotline của Đại sứ quán tại nước sở tại cho những trường hợp cần thiết;
- Đừng quên theo dõi các ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng khi bạn đang ở nước ngoài, rất có thể sẽ vào những thời điểm bạn cần;
- Nên sử dụng cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng khi ở nước ngoài để phòng trường hợp 1 thẻ bị lỗi còn có thẻ khác để thay thế.
Có rất nhiều thứ bạn cần chuẩn bị cho những chuyến đi nước ngoài, không chỉ có giấy tờ tùy thân/xuất nhập cảnh mà còn 1 khoản tài chính đủ để bạn có thể chi trả cho cuộc sống những ngày xa xứ. Đừng quên tìm hiểu trước phí quẹt thẻ tín dụng ở nước ngoài, và các địa điểm giao dịch gần nơi bạn đến để có giải pháp chi tiêu hiệu quả các bạn nhé!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất