Quy định của nhà nước về tiền gửi dự trữ bắt buộc hiện nay
Mục lục [Ẩn]
Từ những vai trò và tác động mạnh mẽ của tiền gửi dự trữ bắt buộc tới nền kinh tế, nhiều nhà đầu tư hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không ngừng đặt ra những câu hỏi thắc mắc về vấn đề này. Vậy tiền gửi dự trữ bắt buộc là gì và cách tính ra sao, các chính sách của nhà nước về vấn đề này như thế nào? Hãy tìm hiểu trong bài viết sau.
Tiền gửi dự trữ bắt buộc là gì?
Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền mà các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tại Việt Nam có nghĩa vụ phải duy trì trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng nhà nước.
Trong trường hợp tiền gửi dự trữ bắt buộc là Việt Nam đồng sẽ được duy trì trên tài khoản thanh toán tại Sở Giao dịch của Ngân hàng Nhà nước hay có thể duy trì tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở tỉnh/thành phố, sao cho tiện lợi nhất trong quá trình tiến hành các thủ tục và hoạt động của tổ chức tín dụng đó.
Nếu tiền gửi dự trữ bắt buộc không phải là Việt Nam đồng thì sẽ được duy trì ở các tài khoản thanh toán của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được một số khái niệm liên quan như:
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc: Là khoảng thời gian của tháng trước kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc: Là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày 01 đầu tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Tiền gửi dự trữ bắt buộc
Những quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới nhất
Những quy định về tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc được nhà nước quy định cụ thể trong thông tư số 23/2015/TT-NHNN và bắt đầu áp dụng có hiệu lực từ ngày 28/01/2016.
Quy định tại Việt Nam ứng với 2 loại tiền gửi cụ thể:
- Tiền gửi không kỳ hạn được tính cộng dồn cùng với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ thời gian dưới 1 năm
- Tiền gửi có thời hạn từ 1- 2 năm.
Tất nhiên tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn từ 1-2 năm.
Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%.
Ngoài ra còn phụ thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nhau mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng khác nhau.
Quy định về tiền gửi dự trữ bắt buộc
Cách tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên tổng số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền mà những ngân hàng này bắt buộc phải dự trữ ở dạng tiền mặt hay gửi tại ngân hàng trung ương nhà nước.
Cách tính dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc:
Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc = Tổng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ/Tổng số ngày trong kỳ Dự trữ bắt buộc cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc = Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng |
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được coi là yếu tố quan trọng trong chính sách tiền tệ của nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Tùy từng mục tiêu và chính sách tiền tệ ở từng giai đoạn nền kinh tế khác nhau mà Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có những quy định khác nhau về vấn đề này đối với từng loại hình tổ chức hay doanh nghiệp tín dụng.
Tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại nằm tại đâu?
Tiền gửi dự trữ trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng được gửi tại tài khoản ở các ngân hàng trung ương hay có thể được giữ tại két dự trữ của ngân hàng thương mại.
Lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc
Lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc được thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành và quy định cụ thể trong Quyết định 1681/QĐ-NHNN đối với đồng Việt Nam.
Theo đó, quy định mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng là 1,2%/năm.
Theo quyết định số 923/QĐ-NHNN, tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng gửi tại Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi mức dự trữ bắt buộc quy định được áp dụng mức lãi suất 0%/năm.
Ngoài những quy định cụ thể như ngân hàng có trách nhiệm trích 5% nếu đối với tiền gửi ngắn hạn và trích 1% với tiền huy động trên 12 tháng dự trữ bắt buộc thì Ngân hàng nhà nước còn linh hoạt trong điều kiện diễn biến thị trường thay đổi liên tục.
Trong những năm gần đây, để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tín dụng có thể giảm lãi suất cho vay thì Ngân hàng nhà nước đã tăng mức lãi của tiền gửi dự trữ bắt buộc lên đáng kể, có tác động tích cực tới nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên khi tình hình kinh tế đã ổn định, Ngân hàng nhà nước lại được điều chỉnh giảm sao cho phù hợp và không gây ra lạm phát.
Có thể thấy rằng tiền gửi dự trữ bắt buộc có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế, lạm phát do đó cần có những chính sách điều chỉnh sao cho phù hợp nhất để có hiệu quả cao trong điều hành các chính sách tiền tệ.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất