[Cập nhật] Mẫu giấy ủy quyền làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Mục lục [Ẩn]
Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Mẫu giấy ủy quyền trong trường hợp này đang được thực hiện theo Mẫu 13-HSB được ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về quy trình giải quyết hưởng và chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Tải mẫu giấy ủy quyền số 13-HSB: Tải về
Trường hợp được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.
Trường hợp người lao động không thể nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Trường hợp 2: Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền. Trường hợp 3: Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. |
Trên thực tế, chỉ có 3 trường hợp trên người lao động mới có thể ủy quyền cho người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp thay. Nếu quá thời hạn 3 tháng, người lao động chưa nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ thì được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp sẽ được bảo lưu và làm căn cứ tính trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo.
Trường hợp được ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp
Mức, thời gian và thời điểm được hưởng trợ cấp thất nghiệp
3.1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo Luật việc làm 2013, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được tính theo công thức sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp x 60% |
Lưu ý:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.
3.2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3.3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đóng BHTN 50 tháng với lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 4.000.000đ
Thời gian được hưởng BHTN của ông A:
- 36 tháng BHTN đầu tiên => được hưởng 3 tháng trợ cấp
- 12 tháng BHTN tiếp theo => được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
- Số tháng còn dư là 2 tháng BHTN => cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của ông A là: 4.000.000đ x 60% = 2.400.000đ
Trên đây là mẫu giấy và các thông tin cơ bản mà bạn cần quan tâm để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thực tế, bạn cần nắm vững quy định ủy quyền, mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại thông tin bên dưới để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất