Nỗi khổ của người làm tín dụng ngân hàng - chỉ dân trong nghề mới thấu
Mục lục [Ẩn]
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng (TCTD) với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng (TCTD) chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng (TCTD) khi đến hạn thanh toán.
Tín dụng ngân hàng là giao dịch giữa ngân hàng và bên đi vay
Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức tiền tệ. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định.
Về cơ bản, trong các NHTM hiện nay tín dụng được chia thành 02 mảng chính:
- Tín dụng cá nhân: Phục vụ các khách hàng cá nhân, nhu cầu phục vụ đời sống như: vay mua nhà, mua ôtô, du học, kinh doanh, phục vụ đời sống cá nhân …..
- Tín dụng doanh nghiệp: Phục vụ các khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh như: cho vay bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản, thanh toán công nợ khác (trừ trường hợp vay trả nợ ngân hàng khác).
Tín dụng là nghiệp vụ không hề đơn giản
Tín dụng là nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại, đồng thời đó cũng là nghiệp vụ có quy trình kỹ thuật rất phong phú, phức tạp. Thế mà khi nhắc tới làm tín dụng ngân hàng thì ai cũng nghĩ rằng đó là một công việc nhàn nhã và hái ra tiền, nhưng có mấy ai hiểu được những áp lực khi luôn phải đối mặt với sức ép công việc vô cùng lớn của những người trong ngành.
Phải chính xác từng bước
Nếu bạn là một nhân viên tín dụng đồng ý đặt bút vào hồ sơ giải ngân, đồng nghĩa cuộc sống của bạn đang bị gắn liền với khách hàng, với khoản vay. Có người từng nói: “Không có nhân viên tín dụng giỏi, chỉ có nhân viên tín dụng may mắn”. Khi khách hàng sống tốt, bạn cũng sống tốt còn khi khách hàng ốm yếu, nhân viên tín dụng cũng “hắt hơi xổ mũi”, ăn không ngon – ngủ không yên.
Chắc hẳn, ai đã và đang làm tín dụng ngân hàng đều không dám mạnh miệng nói trong cuộc đời làm nghề, họ chưa bao giờ để nợ quá hạn hay nợ xấu. Có chăng thì đó là những người may mắn! Bởi con người ai không có những lúc sai. Thế nhưng nghề tín dụng buộc người làm nghề phải đi đúng từng bước một, vì chỉ cần một mắt xích trong chuỗi công việc có vấn đề, món vay sẽ rất khó thu hồi. Một hợp đồng tín dụng lỡ ký sai, bạn có thể đánh đổi bằng cả một cuộc đời.
Làm tín dụng ngân hàng yêu cầu bạn phải chính xác từng bước
Không phải lúc nào may mắn cũng đến với bạn. Bạn cho vay, bạn được doanh số, được chỉ tiêu, được mọi người nhìn nhận năng lực tại thời điểm đó. Sau một thời gian, khi khách hàng chẳng may có những khó khăn, bạn sẽ phải sử dụng hết bản lĩnh của mình để tồn tại. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, phần lớn trách nhiệm sẽ thuộc về nhân viên tín dụng. Thế thì “Mười đồng lợi nhuận không bằng một đồng nợ xấu”.
Nỗi ám ảnh mang tên rủi ro
Làm tín dụng ngân hàng - cái ngành mà cứ vài tháng lại thấy có ông nọ bà kia đi tù, vụ nọ vụ kia bị phanh phui, nỗi sợ hãi vướng vào vòng lao lý làm cho những nhân viên tín dụng lúc nào cũng hoang mang vàs trong trạng thái vừa cho vay vừa run, có dự án còn lo mất ăn mất ngủ vì đôi khi có những rủi ro đến từ phía khách hàng không lường trước được: Cung cấp giấy tờ tài sản giả, báo cáo tài chính giả, hóa đơn giả, công ty “ma”…
Không phải giao dịch nào cũng đều suôn sẻ
Hay với người làm giao dịch lại canh cánh nỗi lo nhầm lẫn số liệu mà phải đền tiền, hoặc bị cắt giảm lương, hoặc bị sa thải…Không chỉ áp lực trong phân tích báo cáo tài chính của các công ty, mà còn áp lực về chỉ tiêu dư nợ tín dụng. Nếu để mất khách hàng thì bị khiển trách, còn nếu dễ dãi cho qua các báo cáo tài chính không thật, khi có vấn đề phát sinh thì nhân viên tín dụng là người chịu hậu quả. Nếu một trong các nhà cung cấp là giả (hóa đơn giả), món vay bị xem như cho vay sai mục đích - đây là điều tối kỵ trong việc cấp tín dụng. Lại còn những trường hợp éo le, khách hàng vay vốn xong, đang kinh doanh thuận lợi bỗng gặp trục chặc không xoay sở kịp, hàng không bán được, vốn không quay được, vậy là nợ quá hạn. Nhân viên tín dụng lại chịu áp lực đi đòi nợ.
Nhân viên tín dụng phải chịu nhiều áp lực từ nhiều phía
Bên cạnh đó, việc làm báo cáo thường xuyên, quản lý hồ sơ trên giấy, hồ sơ trên máy tính, phục vụ thanh tra, kiểm toán…cũng đủ làm cho nhân viên tín dụng đau đầu. Và nếu chẳng may đang làm việc cho một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao thì kiểm toán, thanh tra thực sự là một nỗi ám ảnh.
Cám rỗ của đồng tiền
Có nhiều người cho rằng làm tín dụng ngân hàng là một nghề bạc bẽo. Vì nếu cho vay thành công, thu lãi đều, thu nhập ấy là của cả ngân hàng, lương nhân viên tín dụng không vì thế mà tăng lên. Nhưng nếu món vay bị quá hạn dù là lỗi khách quan, ảnh hưởng đến thu nhập chung, thì nhân viên tín dụng bị xem như tội đồ, phải hứng chịu búa rìu một cách đơn độc, vì từ lâu người ta đã mặc định đó là cái giá phải trả cho những khoản “lót tay” đã nhận.
Thế nên những nhân viên làm liều nhận “hoa hồng” vì đã lỡ mang tiếng rồi hoặc vì thu nhập không đủ để bù đắp những rủi ro mà họ gánh chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhân viên tín dụng sập bẫy đồng tiền.
Chỉ một phút nao núng bạn có thể phải trả giá bằng cả mạng sống của mình
Làm tín dụng phải thật tỉnh táo để giữ mình trước những cám dỗ. Một khi đã nao núng thì rất dễ lạc đường mà có thể phải trả giá bằng mạng sống, danh dự của bản thân và gia đình.
Suy cho cùng, nghề tín dụng là một nghề phức tạp và nguy hiểm. Nó đòi hỏi con người không chỉ có năng lực và kiến thức mà còn có bản lĩnh chống lại sự cám dỗ của đồng tiền. Chọn nghề tín dụng hay không là sự lựa chọn của mỗi người, nhưng đối với những người chưa đủ bản lĩnh đối phó cám dỗ, xin hãy đừng làm tín dụng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất