avatart

khach

icon

Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu dài hạn | TOP 10 mã cổ phiếu tiềm năng

Chứng khoán

- 28/05/2024

0

Chứng khoán

28/05/2024

0

Đầu tư cổ phiếu dài hạn là hình thức hiệu quả được nhiều trader lựa chọn để gia tăng giá trị tài sản và giảm thiểu rủi ro từ biến động thị trường. Dù vậy, đây vẫn là kênh đầu tư tiềm ẩn những rủi ro nhất định trên thị trường chứng khoán. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu top những cổ phiếu tiềm năng và kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu dài hạn nhé!

Mục lục [Ẩn]

Đầu tư cổ phiếu dài hạn là mua và nắm giữ sản phẩm chứng khoán trong thời gian dài, thường từ 1 năm trở lên. Đây là hình thức đầu tư phù hợp cho nhà đầu tư giá trị, ưa thích sự ổn định và có dòng tiền nhàn rỗi.

Ví dụ: Một người nhân viên văn phòng lương 15 triệu, sau khi trừ các khoản sinh hoạt phí và tiền gửi tiết kiệm sẽ trích 5 triệu để đầu tư cổ phiếu dài hạn mỗi tháng.

Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu dài hạn

1.1. Lựa chọn cổ phiếu từ doanh nghiệp uy tín

Khác với đầu tư lướt sóng, khi đầu tư cổ phiếu dài hạn, nhà đầu tư nên đặc biệt quan tâm đến các yếu tố như: tình hình kinh doanh nội tại, ban lãnh đạo, tiềm năng tăng trưởng nhóm ngành trong tương lai,... Để chọn được doanh nghiệp tiềm năng như vậy, nhà đầu tư có thể dựa vào một số tiêu chí cơ bản sau:

  • Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp đứng đầu nhóm ngành.
  • Những doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đơn giản. Việc này giúp nhà đầu tư dễ dàng hiểu được cách vận hành cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp có dòng tiền mặt dồi dào cùng ban lãnh đạo có tầm nhìn xa, năng lực lãnh đạo tốt.

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_9_1716866308

Nhà đầu tư nên ưu tiên lựa chọn mã cổ phiếu thuộc rổ VN30

 

1.2. Lựa chọn thời điểm mua chứng khoán

Yếu tố quan trọng khi mua chứng khoán mà mua cổ phiếu với giá trị rẻ hơn so với giá trị thực của doanh nghiệp. Theo đó, nhà đầu tư cần định giá doanh nghiệp dựa theo doanh thu và lợi nhuận, từ đó bắt nhịp sóng điều chỉnh của thị trường để có được mức giá mua phù hợp.

1.3. Phân tích chỉ số tài chính

Chỉ số chứng khoán là một trong những tiêu chí mà nhà đầu tư cần quan tâm khi phân tích và sàng lọc cổ phiếu. Các chỉ số chứng khoán này có thể giúp nhà đầu tư phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để đưa ra dự báo giá cổ phiếu và quyết định đầu tư.

Một số chỉ số mà nhà đầu tư cần biết như: EPS, P/E, ROE & ROA, P/B, Beta,...

1.4. Theo dõi biến động thị trường

Biến động thị trường là yếu tố quan trọng mà mỗi nhà đầu tư cần quan tâm để quản trị rủi ro trong quá trình đầu tư. Dù vậy, các nhà đầu tư cũng không nên quá để tâm đến những biến động nhỏ trong thời gian ngắn hạn. Phân tích biến động thị trường với các yếu tố sau để xác định được giá của cổ phiếu có đang bị định giá thấp hay không:

  • Chỉ số P/E bằng số năm nhà đầu tư hòa vốn khi đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp. Đây là một chỉ số quan trọng để định giá cổ phiếu. Chỉ số P/E càng thấp chứng tỏ cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp thì khả năng sinh lời càng cao.
  • Chỉ số P/B là tỷ lệ thể hiện giá cổ phiếu đang gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp. P/B thấp chứng tỏ cổ phiếu công ty đang bị định giá thấp, cho biết được số lượng nhà đầu tư đang sẵn sàng mua. Nên xem xét cổ phiếu có chỉ số P/B<1.5, tỷ lệ này thấp là một lợi thế cho đầu tư chứng khoán dài hạn.
  • Tỷ suất cổ tức là dấu hiệu cho thấy công ty có làm ăn ổn định không. Một công ty đang phát triển, làm ăn sinh lời sẽ đều đặn hàng năm chia lại cổ tức cho cổ đông. Do vậy, chú ý dấu hiệu tỷ suất cổ tức để đánh giá khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

1.5. Không đầu tư FOMO

Không ít những nhà đầu tư mới thường mắc phải xu hướng đầu tư đám đông (FOMO) khi lựa chọn cổ phiếu và đưa ra các quyết định giao dịch. Thị trường chứng khoán luôn vận động với rất nhiều thông tin gây nhiều, do đó nhà đầu tư cần tuân thủ chiến lược đầu tư và phân tích kỹ lưỡng thông tin để chọn lối đi riêng.

1.6. Không bỏ trứng vào một giỏ

Gia tăng lợi nhuận luôn là mục đích lớn nhất của mỗi nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Tuy vậy, dù đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, nhà đầu tư nên đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán và quản trị rủi ro được tốt hơn. Theo nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nên duy trì danh mục cổ phiếu từ 3 - 5 mã để có thể dễ dàng quản lý.

1.7. Ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đầu ngành

Đối với phương pháp đầu tư cổ phiếu dài hạn, lựa chọn doanh nghiệp đầu ngành với tình hình kinh doanh ổn định, hiệu quả là điều nhà đầu tư nên đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, những mã cổ phiếu của doanh nghiệp này cũng sở hữu tính thanh khoản cao, nhiều nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán.

Nên đầu tư cổ phiếu ngắn hạn hay dài hạn?

Đặc điểm

Đầu tư ngắn hạn

Đầu tư dài hạn

Thời gian đầu tư

Dưới 1 năm

Trên 1 năm

Tiền năng lợi nhuận

Tiềm năng sinh lời thấp hơn đầu tư dài hạn

Tiềm năng sinh lời cao

Rủi ro

Rủi ro lỗ lớn

Rủi ro thấp

Khả năng thu hồi vốn

Thu hồi vốn nhanh

Thu hồi vốn lâu hơn đầu tư ngắn hạn

Nhà đầu tư phù hợp

Nhà đầu ưa mạo hiểm, muốn kiếm lợi nhuận nhanh

Nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp, đề cao yếu tố an toàn

Đầu tư cổ phiếu ngắn hay dài hạn sẽ là điều mà bạn cần cân nhắc dựa trên mục đích đầu tư, khẩu vị rủi ro và diễn biến thị trường.
Trường hợp nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao, thị trường tăng trưởng tốt (uptrend) thì đầu tư lướt sóng ngắn hạn có thể mang lại cho nhà đầu tư nguồn lợi nhuận tốt trong một khoảng thời gian ngắn.

Trường hợp nhà đầu tư đề cao tính an toàn, không có nhiều thời gian và kiến thức để phân tích diễn biến thị trường thì đầu tư cổ phiếu dài hạn có tiềm năng mang lại nguồn lợi nhuận ổn định hơn.

Dù là đầu tư cổ phiếu ngắn hạn hay dài hạn thì đây vẫn là những kênh đầu tư có mức rủi ro hàng đầu trên thị trường chứng khoán. Bởi vậy, nhà đầu tư cần chủ động xây dựng cho mình kế hoạch tài chính rõ ràng thông qua các khoản đầu tư tích lũy an toàn.

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_10_1716866308Nên đầu tư chứng khoán dài hạn hay ngắn hạn

TOP 10 mã cổ phiếu tiềm năng để đầu tư dài hạn

3.1. FPT - Cổ phiếu ngành công nghệ

Công ty Cổ phần FPT (FPT) hoạt động chính trong các lĩnh vực: phần mềm, công nghệ thông tin, tích hợp hệ thống, viễn thông và giáo dục đào tạo. Hiện nay, FPT cũng đang đầu tư vào các công ty liên kết trong lĩnh vực phân phối bán lẻ các sản phẩm công nghệ, chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư. Ngoài ra, ở mảng lĩnh vực viễn thông tại thị trường Việt Nam, FPT cũng góp mặt trong TOP 3 nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu.

  • Vốn hóa thị trường: 140,458.56 tỷ
  • Tổng tài sản: 60.282.828 tỷ
  • Nợ phải trả: 30.349.816 tỷ
  • P/E: 19,91
  • P/B: 4,62

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_11_1716866310Biểu đồ mã cổ phiếu FPT

3.2. SSI - Cổ phiếu ngành chứng khoán

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) là đơn vị đứng thứ 2 tại thị trường Việt Nam trong việc: cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn và đầu tư tài chính, chứng khoán. Công ty đã cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư trong nước và nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng với các khách hàng tiêu biểu như Công ty bao gồm Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group, Prudential VN, Deutsche Bank.

  • Vốn hóa thị trường: 51,914.37 tỷ
  • Tổng tài sản: 69.241.327 tỷ
  • Nợ phải trả: 46.000.435 tỷ
  • P/E: 19,77
  • P/B: 2,14

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_12_1716866310Biểu đồ mã cổ phiếu SSI

3.3. MWG - Cổ phiếu ngành bán lẻ

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) hiện đang quản lý vận hành các chuỗi cửa hàng bán lẻ Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, nhà thuốc An Khang với mạng lưới phủ sóng trên toàn quốc. Hiện nay, chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đều đang có thị phần số 1 tại thị trường Việt Nam.

  • Vốn hóa thị trường: 70.845,73 tỷ
  • Tổng tài sản: 60.111.237 tỷ
  • Nợ phải trả: 36.751.679 tỷ
  • P/E: 420,56
  • P/B: 3,02

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_1_1716866306Biều đồ mã cổ phiếu MWG

3.4. VCB - Cổ phiếu ngành ngân hàng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng Thương mại Cổ phần từ ngày 02/06/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Cổ phiếu của Vietcombank chính thức được niêm yết trên HOSE từ năm 2009.

  • Vốn hóa thị trường: 505.812,76 tỷ
  • Tổng tài sản: 1.839.613.198 tỷ
  • Nợ phải trả: 1.674.600.532 tỷ
  • P/E: 13,91
  • P/B: 3

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_2_1716866306Biểu đồ mã cổ phiếu VCB

3.5. MBB - Cổ phiếu ngành ngân hàng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội hoạt động trong lĩnh vực huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ tài chính liên quan. Bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu, ngân hàng đã phát triển và đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng cho các đối tượng khách hàng khác nhau.

  • Vốn hóa thị trường: 120.809,87 tỷ
  • Tổng tài sản: 944.953.640 tỷ
  • Nợ phải trả: 848.242.481 tỷ
  • P/E: 5,32
  • P/B: 1,22

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_3_1716866307Biểu đồ mã cổ phiếu MBB

3.6. HPG - Cổ phiếu ngành thép

Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực Nội thất, Ống thép, Thép (2000), Điện lạnh , Bất động sản. Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn, trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là công ty mẹ cùng các công ty thành viên và công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

  • Vốn hóa thị trường: 162.814 tỷ
  • Tổng tài sản: 187.782.587 tỷ
  • Nợ phải trả: 84.946.167 tỷ
  • P/E: 23,65
  • P/B: 1,57

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_4_1716866307Biểu đồ mã cổ phiếu HPG

3.7. CTR - Cổ phiếu ngành công nghệ

Tổng Công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction) được thành lập vào năm 1995, là một thành viên thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển, Viettel Construction mang trong mình khát vọng trở thành nhà đầu tư, vận hành, cung cấp công trình thông minh, hiệu quả cao nhất thông qua 5 lĩnh vực kinh doanh chính: Đầu tư hạ tầng cho thuê; Xây dựng (bao gồm xây dựng hạ tầng viễn thông, xây dựng dân dụng B2B và B2C); Công nghệ thông tin; Giải pháp tích hợp và Vận hành khai thác.

  • Vốn hóa thị trường: 13.600,48 tỷ
  • Tổng tài sản: 6.915.809 tỷ
  • Nợ phải trả: 4.927.834 tỷ
  • P/E: 24,86
  • P/B: 6,45

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_5_1716866307Biều đồ mã cổ phiếu CTR

3.8. FRT - Cổ phiếu ngành bán lẻ

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Retail) là một thành viên của Tập đoàn FPT Việt Nam, được thành lập vào ngày 8/3/2012 với hai thương hiệu chính là FPT Shop và F.Studio By FPT - Đại lý được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất. Quý 3 năm 2018 chứng kiến sự ra đời của chuỗi bán lẻ hiệu thuốc Long Châu.

  • Vốn hóa thị trường: 19.755,15 tỷ
  • Tổng tài sản: 13.098.450 tỷ
  • Nợ phải trả: 11.379.279 tỷ
  • P/E: -52,38
  • P/B: 11,17

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_6_1716866307Biểu đồ mã cổ phiếu FRT

3.9. DGC - Cổ phiếu ngành hóa chất

CTCP Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (DGC) tiền thân là Công ty Hóa chất Đức Giang được thành lập năm 1963. Năm 2004, DGC chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Hiện nay, các sản phẩm kinh doanh mang lại nguồn doanh thu chính cho Công ty là phốt pho vàng và bột giặt, chất tẩy rửa.

  • Vốn hóa thị trường: 14.236,77 tỷ
  • Tổng tài sản: 15.535.906 tỷ
  • Nợ phải trả: 3.508.968 tỷ
  • P/E: 13,18
  • P/B: 3,42

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_7_1716866307Biểu đồ mã cổ phiếu DGC

3.10. NLG - Cổ phiếu ngành bất động sản

Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long hoạt động với 3 mảng kinh doanh chính: Phát triển quỹ đất, Phát triển khu đô thị và nhà ở, Bất động sản thương mại và đầu tư mạo hiểm. Hiện nay, các dự án của Nam Long bao gồm 11 khu đô thị, quỹ đất sạch hơn 681 ha, 3 dòng sản phẩm giá hợp lý EHome, Flora, Valora.

  • Vốn hóa thị trường: 14.236,77 tỷ
  • Tổng tài sản: 28.611.223 tỷ
  • Nợ phải trả: 15.078.468 tỷ
  • P/E: 28,59
  • P/B: 1,02

thebank_kinhnghiemdautucophieudaihan_8_1716866307Biểu đồ mã cổ phiếu NLG

Đầu tư cổ phiếu dài hạn sẽ là giải pháp an toàn để kiếm tiền thụ động với mức sinh lời bền vững. Tuy nhiên, kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu dài hạn là điều mà nhà đầu tư nên tìm hiểu và trang bị cho mình trước khi tham gia vào thị trường để có thể tối ưu hóa lợi nhuận và giải thiểu rủi ro.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *