avatart

khach

icon

ROA, ROE là gì? Cách phân tích tài chính theo ROA và ROE

Chứng khoán

- 27/01/2023

0

Chứng khoán

27/01/2023

0

ROA và ROE là hai chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá khả năng hoạt động, sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tìm ra các cổ phiếu có tiềm năng.

Mục lục [Ẩn]

ROA là gì?

ROA (Return on Assets) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với tài sản được đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Công thức tính ROA

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Ý nghĩa của ROA

Chỉ số ROA thể hiện 1 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản sẽ đem về bao nhiêu lợi nhuận. ROA càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt.

thebank_avatar_1578884608

ROA và ROE là gì?

Ưu nhược điểm của chỉ số ROA

Chỉ số ROA thường xuyên được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới ưu nhược điểm của chỉ số này:

Ưu điểm:

  • Công thức đơn giản, mọi nhà đầu tư dù mới hay cũ đều có thể áp dụng.
  • Là thước đo hữu hiệu giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như bộ máy vận hành của doanh nghiệp có tốt hay không.

Nhược điểm:

  • ROA chỉ thể hiện một phần trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp mà không mang lại góc nhìn tổng thể. Để có những nhận định đúng đắn, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác.
  • ROA chỉ có ý nghĩa nếu so sánh với các doanh nghiệp cũng ngành, nếu khác ngành chỉ số này sẽ không có ý nghĩa. 
  • ROA tính trong thời gian ngắn sẽ không hiệu quả bởi lợi nhuận của các doanh nghiệp thường xuyên có sự biến đổi. Các nhà đầu tư nên đánh giá chỉ số ROA trong thời gian dài.
  • ROA có thể là công cụ để các các công ty sử dụng các phương pháp kế toán để cắt giảm hoặc thổi phồng vì lợi ích riêng. 

ROE là gì?

ROE (Return on Equity) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

Công thức tính ROE

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa của ROE

Chỉ số ROE thể hiện 1 đống vốn chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Lưu ý: ROA và ROE tính theo tỷ lệ %. Các biến số trong cách tính ROA, ROE được lấy từ các bảng cân đối kế toánbáo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các cổ phiếu để được niêm yết trên sàn HOSEHNX phải đáp ứng tỷ lệ ROE ít nhất 5% trong năm gần nhất.

thebank_roa_roe_thebank_1578884469

 Phân tích ROA, ROE nhằm tìm các doanh nghiệp tốt 

Ưu nhược điểm của chỉ số ROE

Ưu điểm

  • Thông qua việc tính toán ROE bạn có thể nhận biết được tốc độ tăng trưởng của công ty
  • Đánh giá khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông
  • Giúp các nhà đầu tư nhận ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Nhược điểm

  • Chỉ số ROE thường không ổn định bởi phụ thuộc vào sự biến động của lợi nhuận. Ở một số doanh nghiệp tình trạng lợi nhuận tăng giảm thất thường có thể gây bất lợi đến việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như độ chính xác của chỉ số ROE.
  • Chỉ số ROE có thể bị điều chỉnh bởi các chính sách kế toán của doanh nghiệp, các chính sách này có thể can thiệp trực tiếp vào chỉ số lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp công ty cổ phần hoặc có niêm yết cổ phiếu trên sàn, doanh nghiệp mua cổ phiếu cũng sẽ tác động để chỉ số ROE. Khi giảm số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp hiện tại và giảm vốn chủ sở hữu. Kết quả lợi nhuận sau thuế không đổi. Điều này làm cho chỉ số ROE tăng lên không thực chất.

Phân tích ROA và ROE

Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư thường chú ý tới cổ phiếu các doanh nghiệp có ROA và ROE tăng trưởng đều đặn. Đây là chính là yếu tố để nhận ra một cổ phiếu có tiêm năng hay không.

Trong việc đánh giá ROA và ROE cần xem xét các yêu tố về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp trong các ngành khác nhau thường có sự khác biệt lớn trong chỉ số này.

Ngay cả khi cả khi ROA hay ROE bằng nhau hoặc có sự chênh lệnh lớn cũng cần có sự phân tích kỹ lưỡng.

Ví dụ, doanh nghiệp A có tổng tài sản 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng sẽ có ROA ngang bằng với doanh nghiệp B có tổng tài sản 5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quy mô tài sản doanh nghiệp A cao hơn nhiều so với doanh nghiệp B.

Một ví dụ khác, doanh nghiệp C có vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng và doanh nghiệp D với 80 tỷ đồng, tổng nợ lần lượt của C, D lần lượt là 50 tỷ và 200 tỷ đồng. Cả hai doanh nghiệp đều đạt cùng mức lợi nhuận 1 tỷ đồng, như vậy ROE của doanh nghiệp D sẽ cao hơn doanh nghiệp C. Nhưng trong trường hợp này, doanh nghiệp C lại có khả năng đảm bảo tài chính tốt hơn nhờ sử dụng ít nợ vay.

Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai phần gồm vốn vay và vốn chủ, ROE giúp người phân tích thấy được khả năng mà doanh nghiệp đang mang đến lợi nhuận từ vốn góp cổ đông, vì vậy cần phải đánh giá nhiều vấn đề khác như tỷ lệ đòn bẩy (vay nợ) hay tương quan giữa ROE với lãi suất ngân hàng…

thebank_dupontequation_thebank_1578884273

Mô hình Dupont được sử dụng để phân tích ROA hay ROE kỹ lưỡng hơn 

Mô hình Dupont

ROA và ROE có mối tương quan với nhau thông qua mô hình phân tích Dupont.

ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản/VCSH = ROA * (1+Tổng nợ/VCSH)

Lưu ý: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)

Ngoài ra, có thể triển khai tiếp thành hệ số dưới đây để thấy được ROE  tính toán dựa trên các hệ số về biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính.

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/VCSH)

Như vậy, sự thay đổi của ROE quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay…), khả năng sử dụng tài sản (khả năng tạo ra thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ tài sản trong sản xuất kinh doanh) hay tỷ lệ sử dụng nợ vay.

Hy vọng bài viết này đem tới cho các bạn cái nhìn khái quát về hai chỉ số tài chính quan trọng là ROA và ROE. Nếu còn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

3,5 (3 lượt)

3,5 (3 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *