avatart

khach

icon

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Các hệ số phân tích tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh

Chứng khoán

- 26/03/2020

0

Chứng khoán

26/03/2020

0

Báo cáo kết quả kinh doanh là loại báo cáo tài chính được nhiều người quan tâm nhất khi đây là tài liệu cung cấp thông tin cho người đọc doanh thu, lợi nhuận của một công ty.

Mục lục [Ẩn]

Báo cáo kết quả kinh doanh là gì?

Báo cáo kết quả kinh doanh là một loại báo cáo tài chính nhằm phản ánh doanh thu, chi phí, chi phí thuế thu nhập và lợi nhuận của một doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh.

Xem ngay: Tổng quan về báo cáo tài chính

Các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh được phân bổ như sau:

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1)

2. Các khoản giảm trừ doanh thu (2)

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ  (3) = (1)-(2)

4. Giá vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (5) = (3)-(4)

6. Doanh thu hoạt động tài chính

7. Chi phí tài chính

8. Chi phí bán hàng

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (11) = (5)+(6)-(7)-(8)-(9)

11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác

13. Lợi nhuận khác (13) = (11)-(12)

14. Lợi nhuận kế toán trước thuế (14) = (10)+(13)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN (16) = (14)-(15)

17. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)

thebank_incomestatementsthebank_1577160815

Tổng quan về báo cáo kết quả kinh doanh

Một số lưu ý các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh

Để đọc hiểu báo cáo kết quả kinh doanh, người đọc cần nắm ý nghĩa của các khoản mục. Trong đó, các khoản mục đáng chú ý gồm:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Thể hiện giá trị sản phẩm, dịch vụ đã bán hoặc cung cấp cho khách hàng trong kỳ. Doanh thu càng cao càng thể hiện doanh nghiệp phát triển.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: Gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bản trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Khoản mục này sẽ chỉ ra doanh nghiệp đang áp dụng chính sách nào, được hưởng chính sách nào.
  • Doanh thu thuần: Thể hiện khoản doanh thu thực hưởng của doanh nghiệp.
  • Giá vốn hàng bán: Chi phí trực tiếp của doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Khoản mục này là phần chi phí chiếm tỷ trọng cao của một doanh nghiệp, cần so sánh giữa tốc độ tăng trưởng doanh với giá vốn hàng bán để xem xét hiệu quả.
  • Lợi nhuận gộp: Là phần doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
  • Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp: Các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng, quảng cáo, quản lý bộ máy doanh nghiệp…
  • Doanh thu tài chính, chi phí tài chính: Là các nghiệp vụ liên quan tới huy động vốn hay nhận vốn của doanh nghiệp (Lợi nhuận từ hoạt động tài chính = Doanh thu tài chính – chi phí tài chính). Đặc biệt, chi phí tài chính cần quân tâm tới chi phí lãi vay.
  • Chi phí thuế TNDN: Khoản thuế phát sinh trong kỳ.
  • Lợi nhuận trước thuế, sau thuế: Là phần lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp.
  • Lãi suất cơ bản trên cổ phiếu (EPS): Được tính toán theo lợi nhuận sau thuế chia cho số cổ phiếu lưu hành. Đây là chỉ số mà nhiều nhà đầu tư chứng khoán quan tâm khi nó thể hiện mức thu nhập trên một cổ phiếu. EPS tăng trưởng là điểm ưa thích của các nhà đầu tư dài hạn.

Xem thêm: Tìm hiểu về P/E và EPS, cách định giá cổ phiếu theo P/E

thebank_incomestatementthebank_1577160950

Tìm hiểu các chỉ số phân tích tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh

Một số hệ số phân tích đáng chú ý từ báo cáo kết quả kinh doanh

Biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận ròng = lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp/Doanh thua thuần

Thể hiện mức lợi nhuận tính trên doanh thu thuần của mỗi đơn vị sản phẩm, dịch vụ cung ứng.

Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Doanh thu thuần

Hệ sế này thể hiện lợi nhuận trên doanh thu thuần bao gồm lãi vay và không tính chi phí thuế. Đây là hệ số chỉ ra mức sinh lời thuần túy của doanh nghiệp khi không tính tới đòn bảy tài chính, báo hiệu liệu chính sách quản lý của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh có hiệu quả không.

Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA)/Doanh thu thuần

Giống như hệ số trên nhưng không tính khấu hao (là chi phí không thực chi tiền của doanh nghiệp).

Xem thêm: Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phương pháp lập, cách phân tích dòng tiền lưu chuyển

Tỷ suất sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế/Tổng giá trị tài sản trung bình trong kỳ

Hệ số ROA thể hiện mức sinh lợi từ mỗi đơn vị tài sản của doanh nghiệp, thể hiện tính hiệu quả khi đưa tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Xem thêm: Tìm hiểu về thuyết minh báo cáo tài chính

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu

Hệ số ROE thể hiện mức sinh lợi từ mỗi đơn vị vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp, thể hiện tính hiệu sử dụng vốn sẵn có của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cả hai hệ số này càng cao, càng thể hiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Hệ số này cũng có mối tương quan với nhau theo mô hình Dupont dưới đây:

ROE = ROA* Đòn bảy tài chính = (LNST/Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/VCSH) = (LNST/Doanh thu thuần)*(Doanh thu thuần/Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/VCSH)

Theo đó, hệ số ROE sẽ được tính toán dựa theo các hệ số biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bảy tài chính. Như vậy, mỗi khi ROE tăng hay giảm đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ví dụ, ROE tăng mạnh chưa chắc đã tốt nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều vay nợ. Lưu ý, các số liệu tổng tài sản, vốn chủ sở hữu được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán.

Tìm hiểu ngay: Bảng cân đối kế toán là gì? Các chỉ tiêu phân tích từ bảng cân đối kế toán

Các hệ số trên đây đặc biệt hữu ích với nhà đầu tư chứng khoán theo trường phái phân tích cơ bản tìm ra các doanh nghiệp tốt với mức tăng trưởng ổn định. Hy vọng sau bài viết này, các bạn đã có cái nhìn khái quát hơn về báo cáo kết quả kinh doanh cũng như một số chỉ số phân tích tài chính có được từ loại tài liệu này.

Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *