avatart

khach

icon

Bảng cân đối kế toán là gì? Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán

Chứng khoán

- 30/01/2020

0

Chứng khoán

30/01/2020

0

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính quan trọng giúp người đọc (nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp…) có thể theo dõi “sức khỏe” của một doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

Mục lục [Ẩn]

Bảng cân đối kế toán là gì?

Bảng cân đối kế toán là một loại báo cáo tài chính phản ánh tổng quát giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm (3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm).

Xem ngay: Tổng quan về báo cáo tài chính

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần chính là Tài sản và Nguồn vốn. Trong đó, tổng giá trị tài sản luôn luôn bằng tổng giá trị nguồn vốn tại một thời điểm. Khoản mục Tài sản được chia làm hai phần gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, khoản mục Nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ hữu.

Kết cấu cơ bản của Bảng cân đối kế toán

Tài sản Nguồn vốn

1. Tài sản ngắn hạn

- Tiền và tương đương tiền

- Đầu tư tài chính ngắn hạn

- Phải thu ngắn hạn

- Hàng tồn kho

- Tài sản ngắn hạn khác

1. Nợ phải trả ngắn hạn

- Phải trả ngắn hạn

- Người mua trả tiền trước

- Vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn

- Dự phòng phải trả ngắn hạn

2. Nợ phải trả dài hạn

- Phải trả dài hạn

- Vay, nợ thuê tài chính dài hạn

- Dự phòng phải trả dài hạn

2. Tài sản dài hạn

- Tài sản cố định

- Phải thu dài hạn

- Đầu tư tài chính dài hạn

- Tài sản dài hạn khác

2. Vốn chủ sở hữu

- Vốn góp của chủ sở hữu

- Thặng dự vốn cổ phần

- Cổ phiếu quỹ

- Các quỹ (Quỹ đầu tư phát triển..)

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

thebank_bang_can_doi_ke_toan_thebank1_1576557443

Bảng cân đối kế toán là gì?

Các chỉ tiêu phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng phản ánh “sức khỏe” của một doanh nghiệp do nó thể hiện được tình hình tài sản hiện có của doanh nghiệp đang nắm giữ được phân bổ vào đâu. Các doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính như thế nào? nợ vay ra sao? vốn chủ sỡ hữu có gia tăng qua các thời kỳ hay không?

Trong đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ xem xét kĩ lưỡng bảng cân đối kế toán để tìm ra các cổ phiếu của doanh nghiệp tốt thông qua một số chỉ số phân tích về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hay khả năng thanh toán.

thebank_bang_can_doi_ke_toan_thebank_1576557341

Các chỉ tiêu cần phân tích từ bảng cân đối kế toán là gì? 

Xem thêm: Tìm hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phương pháp lập, cách phân tích dòng tiền lưu chuyển

Phân tích cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được tính toán tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nhỏ như tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn chia cho tổng tài sản. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác có thể tính đến như tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn hay phải thu dài hạn trên tài sản dài hạn.

Đưa ra cơ cấu tài sản giúp người phân tích nhìn nhận được tỷ trọng phân bổ các loại tài sản trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nhằm đưa ra các nhận xét hợp lý.

Việc xem xét này cũng cần dựa theo đặc tính ngành nghề của doanh nghiệp đó. Ví dụ, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, thép, may mặc thông thường có khoản mục hàng tồn kho lớn do tính lưu trữ hàng hóa, thành phẩm và mua vụ kinh doanh; các doanh nghiệp bất động sản sẽ có khoản mục phải thu lớn do chính sách bán hàng trả chậm ...

Xem thêm: Báo cáo kết quả kinh doanh là gì? Các chỉ số phân tích tài chính từ báo cáo kết quả kinh doanh

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nguồn vốn được xem xét tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Từ việc này, người phân tích sẽ tìm ra được nguồn hình thành của các loại tài sản đến từ đâu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của doanh nghiệp nếu vay nợ quá cao.

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn)/Tổng tài sản

Hệ số nợ phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được đáp ứng bởi vay nợ là bao nhiêu.

Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Hệ số tự tài trợ phản ánh nguồn hình tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu.

Ngoài ra, hệ số tự tài trợ tài sản cổ định cũng cần được xét. Theo đó, hệ số này thể sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản cố định (loại tài sản mang tính dài hạn trong sản xuất kinh doanh).

Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ số càng này càng cao càng tốt. Trường hợp hệ số nhỏ hơn 1, đồng nghĩa doanh nghiệp đang phải sử dụng thêm vay nợ, báo hiệu rủi ro.

Xem thêm: Tìm hiểu về thuyết minh báo cáo tài chính

Phân tích vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Hệ số này thể hiện khả năng sử dụng tài sản doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh. Chỉ số này càng cao càng tốt.

Phân tích vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân trong kỳ hoặc doanh thu thần/hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365 (ngày)/Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ số càng cào thể hiện khả năng xoay vòng hàng tồn kho càng tốt. Tùy từng tính chất doanh nghiệp hoặc đặc thù mua vụ thì việc đánh giá vòng quay hàng tồn kho sẽ đưa ra các kết luận khác nhau.

Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản ngắn hạn (dài hạn)/Nợ phải trả

Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp chỉ ra doanh nghiệp liệu có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Đây là chỉ số quan trọng giúp nhà phân tích phát hiện các doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng nhìn vào các chỉ số này để xem xét có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Xem thêm: Hồ sơ vay vốn ngân hàng bao gồm những gì?

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Chỉ số này thể hiện năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao càng thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Tuy nhiên, nếu ở mức quá cao đồng nghĩa doanh nghiệp đang nắm giữ số lượng lớn tài sản ngắn hạn lớn báo cho thấy hiệu quả sự dụng tài sản doanh nghiệp chưa cao.

Với trường hợp hệ số này nhỏ hơn 1, tức giá trị tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn sẽ cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp có vấn đề. Doanh nghiệp phải sử dụng tài sản dài hạn để bù đắp cho khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền và tương đương đương tiền + Đầu tư CK ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn hoặc (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Chỉ số này thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn đến từ các tài sản có mức thanh khoản cao (loại bỏ hàng tồn kho). Hệ số này càng cao càng cho thấy khả năng chi trả nợ của doanh nghiệp ở mức tốt.

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt = Tiền và tương đương tiền/Nợ ngắn hạn

Tiền là tài sản có thanh khoản cao nhất, vì vậy, chỉ số này được nhắc đến để theo dõi khả năng chi trả nợ một cách nhanh nhất của doanh nghiệp (chỉ số này có tên gọi khác là khả năng thanh toán tức thời).

Hệ số càng này càng cao càng tốt, tuy nhiên nếu ở mức quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang nắm giữ một lượng tiền mặt lớn, điều này cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng hết khoản tiền mặt đang có vào hoạt động kinh doanh để có thể nâng cao lợi nhuận.

Xem thêm: Bản cáo bạch là gì? Nhà đầu tư được gì từ bản cáo bạch

Lưu ý: Các hệ số về phân tích bảng cân đối kế toán mang tính tương đối và phụ thuộc vào các nhóm ngành nghề kinh doanh khác nhau nên việc tính toán cần dựa trên số liệu so sánh với các công ty cùng ngành.

Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần tư vấn miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo đường dẫn dưới đây.

Đăng ký tư vấn miễn phí

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *