Điều kiện, thủ tục vay thế chấp hàng hóa
Mục lục [Ẩn]
Vay thế chấp hàng hóa là gì?
Vay thế chấp hàng hóa là sản phẩm dành cho khách hàng Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh và có tài sản đảm bảo là hàng hóa. Khi ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất vay thì tài sản bảo đảm chủ yếu là hàng hóa trong kho được hình thành từ chính nguồn vốn vay.
Ưu điểm của sản phẩm
Vay thế chấp hàng hóa đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cá nhân thời hiện đại, giúp khách hàng:
- Giảm thiểu gánh nặng tài chính
- Bổ sung nguồn vốn lưu động.
- Kỳ hạn vay có thể lên đến 15 năm.
- Thủ tục đơn giản, thời gian xét duyệt vay nhanh hơn các hình thức khác.
- Thời hạn cho vay: Tối đa 12 tháng.
- Loại tiền cho vay: Đồng Việt Nam (VND).
- Số tiền vay: Theo nhu cầu của khách hàng vay vốn và giá trị TSBĐ.
- Lãi suất cho vay: Theo quy định hiện hành của ngân hàng.
- Phương thức trả nợ: Trả gốc và lãi theo quy định của ngân hàng.
- Lãi suất cạnh tranh, hấp dẫn
- Miễn phí trả nợ trước hạn.
- Tỷ lệ cho vay đến 80% giá trị hàng hóa.
Xem thêm: Có phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo khi vay thế chấp?
Lợi ích khi vay thế chấp hàng hóa
Điều kiện và thủ tục vay thế chấp hàng hóa
Điều kiện
Điều kiện vay thế chấp hàng hóa cụ thể như sau:
- Khách hàng là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam
- Có lịch sử trả nợ tốt, có nhu cầu muốn vay tiêu dùng cá nhân.
- Có nguồn thu nhập ổn định từ lương hoặc từ hoạt động kinh doanh
- Người đi vay phải có tài sản đảm bảo là nhà, đất (BĐS) hợp lệ hoặc tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh (cha, mẹ, chị em…).
- Độ tuổi từ 18 trở có năng lực hành vi dân sự và khi kết thúc khoản vay không được quá 60 tuổi.
- Hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay: Với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, khách hàng vay phải có giấy chứng nhận hợp pháp quyền sở hữu tài sản.
- Trong hợp đồng thế chấp vay vốn ngân hàng, khách hàng vay phải cam kết với tổ chức tín dụng về việc tài sản thế chấp không có tranh chấp và phải chịu trách nhiệm về cam kết của mình.
Thủ tục
Về thủ tục vay thế chấp tiêu dùng, khách hàng cần:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ vay theo mẫu của ngân hàng
- CMND, Hộ khẩu/KT3/KT4 của khách hàng (KH) vay và/hoặc bên thứ ba (nếu có)
- Giấy tờ pháp lý thể hiện tình trạng hôn nhân của KH vay và/hoặc của bên thứ ba (nếu có)
- Các giấy tờ liên quan đến TSĐB, tài sản bảo lãnh của bên thứ 3 (là cha mẹ, anh chị em ruột, người hôn phối của KH vay)
- Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập
- Hợp đồng tín dụng, chứng từ thanh toán tiền vay ở các tổ chức tín dụng khác (nếu có)
- Các giấy tờ khác có liên quan đến khoản vay được ngân hàng yêu cầu.
Xem thêm: Quy trình cho vay thế chấp tài sản tại các ngân hàng.
Lưu ý về tài sản thế chấp hàng hóa
Lãi suất và hạn mức cho vay
- Với sản phẩm vay vốn này, mỗi ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất riêng. Theo như khảo sát, lãi suất cho vay trả góp theo hình thức thế chấp hàng hóa chỉ từ 6,5%/năm. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính chất tham khảo vì nó được điều chỉnh tùy theo chính sách ưu đãi của ngân hàng cho vay trong từng thời kỳ.
Hơn nữa, các yếu tố như: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp, giá trị của hàng hóa, hạn mức vay, thời hạn vay… cũng là những yếu tố quan trọng để ngân hàng xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay.
- Hạn mức cho vay lên đến 80% giá trị hàng hóa. Hàng hóa càng có giá trị càng được vay với hạn mức lớn.
Ngoài ra, khách hàng nên so sánh lãi suất vay thế chấp của các ngân hàng để lựa chọn địa chỉ cho vay với nhiều ưu đãi nhất.
Quy định cho vay thế chấp hàng hóa
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm vay thế chấp hàng hóa bao gồm:
1. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.
2. Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp.
3. Tàu biển theo quy định của bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp.
4. Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp như hoa hồng, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
5. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
(Theo quy định tại Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Ngân hàng Nhà nước)
Không quá khó và mất nhiều thời gian, bạn đã có thể vay thế chấp hàng hóa một cách dễ dàng. Số tiền vay có thể lên đến hàng tỷ đồng chỉ sau vài ngày phê duyệt hồ sơ. Đây là hình thức cho vay rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất