avatart

khach

icon

Công ty tài chính là gì và những điều cần biết

Thông tin ngân hàng

- 19/10/2019

0

Thông tin ngân hàng

19/10/2019

0

Cụm từ “Công ty tài chính” có lẽ rất nhiều người đã nghe hay đọc thấy. Thế nhưng, có phải ai cũng hiểu cụ thể về công ty tài chính là gì?

Mục lục [Ẩn]

Công ty tài chính là gì?

Theo điều 2, chương 1 thuộc nghị định số 79 năm 2002 của Chính phủ:

Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tổ chức này có chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, công ty tài chính lại không được làm các dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.

Đặc điểm của công ty tài chính

Mức vốn pháp định

So với ngân hàng, công ty tài chính có mức vốn pháp định thấp hơn. Nếu như công ty tài chính thành lập vào khoảng thời gian sau ngày nghị định 141/2006/NĐ-CP có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng. Còn nếu thành lập sau ngày 31/12/2008 thì mức vốn pháp phải có là 500 tỷ đồng.

Hình 1: Công ty tài chính

Hình 1: Công ty tài chính

Loại hình tổ chức hoạt động

Cũng Theo nghị định số 79 năm 2002 Tại chương 1, Điều 3: Hình thức thành lập Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

1. Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

2. Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.

3. Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

4. Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

Nhưng hiện nay, theo dự thảo sửa đổi nghị định hướng dẫn của Chính phủ, thì công ty tài chính được chia thành ba loại hình sau:

  • Công ty tài chính TNHH một thành viên
  • Công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty tài chính cổ phần

Xem ngay: Top 4 công ty tư vấn tài chính ở việt nam uy tín nhất hiện nay

Thời gian hoạt động

Công ty tài chính có thời gian hoạt động tối đa là 50 năm. Nếu gia hạn thêm thời gian hoạt động thì phải được phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận nhưng mỗi lần gia hạn thêm đó cũng không quá 50 năm.

Hoạt động của Công ty tài chính

Huy động vốn

Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn tới sự ổn định, phát triển, mở rộng kinh doanh của công ty. Do đó, hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau là vô cùng cần thiết. Hoạt động huy động vốn của công ty tài chính gồm:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân có kỳ hạn từ một năm trở lên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, cùng với chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá trị khác để huy động nguồn vốn của cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

- Tiếp nhận vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoặc của chính phủ.

- Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước hay các tổ chức tài chính quốc tế

Hoạt động cho vay

Công ty tài chính được phép cho vay dưới các hình thức:

  • Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
  • Cho vay tiêu dùng thông qua hình thức cho vay trả góp
  • Cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ, hay của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

Có nhu cầu vay vốn có thể gửi yêu cầu tư vấn miễn phí tới chuyên gia Thebank:

Đăng ký ngay

Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác:

  • Công ty tài chính cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
  • Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác cho nhau.

Hình 2: Hoạt động công ty tài chính

Hình 2: Hoạt động công ty tài chính

Vay tiền công ty tài chính có tốt không? Cần lưu ý điều gì?

Hoạt động bảo lãnh

Công ty tài chính được bảo lãnh dựa trên uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Có các loại hình bảo lãnh sau:

  • Bảo lãnh vay vốn.
  • Bảo lãnh thanh toán.
  • Bảo lãnh dự thầu.
  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
  • Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm.
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
  • Bảo lãnh đối ứng.
  • Xác nhận bảo lãnh.

Các hoạt động khác

Theo quy định hiện hành, các công ty tài chính còn có thể thực hiện các hoạt động sau:

  • Góp vốn mua cổ phần cho các tổ chức tín dụng hay các doanh nghiệp
  • Hoạt động đầu tư
  • Tham gia thị trường tiền tệ
  • Kinh doanh vàng, thực hiện các dịch vụ kiều hối
  • Cung ứng các dịch vụ tư vấn liên quan đến tài chính, tiền tệ, ngân hàng, đầu tư
  • Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, cho thuê tủ két, cầm đồ, giấy tờ có giá.
  • Được phép trở thành đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá khác cho các công ty, doanh nghiệp
  • Được quyền nhận ủy thác, trở thành đại lý trong các lĩnh vực liên quan tới tài chính ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài sản, vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức theo hợp đồng.

Nhìn chung lại, công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với những đặc điểm riêng biệt của mình. Giờ thì bạn có thể trả lời được câu hỏi về công ty tài chính là gì? và có đặc điểm gì? một cách dễ dàng.

Khách hàng có thắc mắc cần giải đáp có thể gửi yêu cầu tư vấn miễn phí tới chuyên gia Thebank:

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *