avatart

khach

icon

Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm có được quyền lợi gì khi nghỉ việc?

Bảo hiểm xã hội

- 15/05/2021

0

Bảo hiểm xã hội

15/05/2021

0

Đóng bảo hiểm xã hội là quyền lợi của người lao động khi tham gia công tác tại các doanh nghiệp, công ty. Vậy tham gia đóng bảo hiểm xã hội 10 năm rồi thì được hưởng quyền lợi gì?

Mục lục [Ẩn]

Bảo hiểm xã hội là một phần trong chính sách an sinh của nhà nước nhằm hỗ trợ cho người dân Việt có một cuộc sống tốt hơn bằng cách chi trả một khoản tiền khi đến thời điểm hết khả năng lao động. Khoản tiền trợ cấp từ bảo hiểm xã hội này nhiều hay ít dựa vào số tiền đóng góp hàng tháng trong những năm làm việc của người tham gia.

Những năm tham gia BHXH sẽ mang lại cho người lao động những lợi ích, quyền lợi hấp dẫn nhất. Vậy đóng bảo hiểm xã hội 10 năm sẽ nhận được những lợi ích và quyền lợi gì khi nghỉ việc? 

Có thể thấy, việc đóng BHXH 10 năm là một khoảng thời gian khá dài đối với người lao động, cho nên khi nghỉ việc, chắc chắn bạn sẽ nhận được những quyền lợi hấp dẫn sau đây:

Được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Như vậy tham gia BHXH 10 năm, khi nghỉ việc, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng được quy định tại Điều 50 Luật này như sau:

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động, đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.

Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, người tham gia BHXH còn được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Nội dung này đã được quy định tại Điều 51 Luật Việc làm 2013.

Có 2 loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Có 2 loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

Được hưởng trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt, công ty, doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Nội dung này được thực hiện theo căn cứ tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012Điều 14, Điều 15 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính theo công thức:

Tiền trợ cấp thôi việc = ½ X Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc X Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Trong đó:

  • Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc;

Ví dụ: 1 người lao động là việc tổng 11 năm, 1 năm đầu không được đóng bảo hiểm, vậy thời gian để tính số tiền trợ cấp thôi việc là 1 năm. Lương cố định 8 triệu đồng.Vậy 10 năm tham gia thì người lao động cũng sẽ được nhận 4 triệu đồng từ trợ cấp thôi việc.

Hưởng trợ cấp BHXH 1 lần

Điều kiện hưởng BHXH 1 lần

6 đối tượng có quyền rút BHXH 1 lần được quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
  • Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).

Như vậy, trường hợp người lao động đóng bảo hiểm 10 năm, rồi ngưng đóng và không có ý định đóng đủ số năm quy định, thì sau 1 năm đủ điều kiện rút BHXH 1 lần.

Mức hưởng BHXH 1 lần

Đóng BHXH 10 năm, khi nghỉ việc người lao động sẽ được hưởng BHXH 1 lần. Theo khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • Hưởng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đóng trước năm 2014
  • Hưởng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đóng sau năm 2014

Mặt khác, căn cứ vào quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 như sau:

“4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.”

Như vậy, mức hưởng trợ cấp 1 lần sẽ được tính theo số năm bạn đã đóng BHXH và khoảng thời gian bạn đóng BHXH trước năm 2014 hay sau năm 2014. Ngoài ra cơ quan BHXH sẽ nhân với hệ số trượt giá từng năm được quy định tại Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH để đảm bảo quyền lợi cho bạn.

Bảo hiểm xã hội giúp đảm bảo trợ cấp một khoản tiền khi về hưu

Bảo hiểm xã hội giúp đảm bảo trợ cấp một khoản tiền khi về hưu

Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm thì được hưởng bao nhiêu khi rút 1 lần?

Tại Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về công thức tính BHXH 1 lần:

Mức lương = (1.5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau 2014)

Trong đó:

  • Thời gian đóng BHXH từ 01 - 06 tháng được làm tròn thành ½ năm, còn từ 07 - 11 tháng sẽ được làm tròn thành 1 năm.
  • Trường hợp người lao động đóng BHXH đến trước ngày 01/01/2014 có những tháng lẻ thì những tháng này sẽ được chuyển vào giai đoạn đóng BHXH sau ngày 01/01/2014.
  • Mbqtl: Được định nghĩa là mức bình quân tiền lương đóng BHXH. Công thức tính Mbqtl như sau:

Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)/ Tổng số tháng đóng BHXH

Mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động theo Điều 2 Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức điều chỉnh 4,85 4,12 3,89 3,77 3,50 3,35 3,41 3,42 3,29 3,19 2,96 2,73 2,54 2,35
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020  
Mức điều chỉnh 1,91 1,79 1,64 1,38 1,26 1,18 1,14 1,13 1,10 1,06 1,03 1,00 1,00 1,0

Dựa vào những thông tin mà bài viết cung cấp, chúng ta thực hành tính bảo hiểm xã hội 1 lần cho người đóng bảo hiểm xã hội 10 năm:

Trường hợp chị Nguyễn Thuỳ Linh bảo hiểm xã hội 10 năm tại Công ty. Sau khi hết hợp đồng lao động vào tháng 12/2019, quyết định nghỉ việc và không đóng tiếp BHXH. Vào tháng 11/2021, chị Linh đủ điều kiện hưởng BHXH 1 lần, thời gian đóng BHXH của chị Linh với các mức cụ thể sau đây:

Thời gian đóng BHXH từ tháng 01/2011 đến hết tháng 12/2019:

  • Từ tháng 01/2011 - tháng 12/2013: Mức lương đóng BHXH 4.000.000 vnđ/tháng
  • Từ tháng 01/2014 - tháng 12/2014: Mức lương đóng BHXH 4.500.000 vnđ/tháng
  • Từ tháng 01/2015 - tháng 12/2016: Mức lương đóng BHXH 6.000.000 vnđ/tháng
  • Từ tháng 01/2017 - tháng 12/2018: Mức lương đóng BHXH 7.000.000 vnđ/tháng
  • Từ tháng 01/2019 - tháng 12/2020: Mức lương đóng BHXH 7.500.000 vnđ/tháng

Trước hết cần tính mức bình quân tiền lương:

Mbqtl = {[(12 x 4.000.000 x 1,38) + (12 x 4.000.000 x 1,26) + (12 x 4.000.000 x 1,18)] + (12 x 4.500.000 x 1,14) + [(12 x 6.000.000 x 1,13) + (12 x 6.000.000 x 1,10)] + [(12 x 7.000.000 x 1,06) + (12 x 7.000.000 x 1,03)] + (12 x 7.500.000 x 1,00) + (12 x 7.500.000 x 1,00)]} : 120 = 6.341.999,7 vnd

Suy ra, mức BHXH 1 lần mà chị Linh được hưởng là:

Mức đóng BHXH 1 lần: 1,5 x 6.341.999,7 x 4 + 2 x 6.341.999,7 x 6 = 114.155.995 vnd

Do vậy, chị Linh đóng bảo hiểm 10 năm nhận số tiền BHXH 1 lần là 114.155.995 vnd.

Đọc thêm: Đóng BHXH 9 năm rút 1 lần được bao nhiêu?

Hồ sơ đăng ký hưởng BHXH 1 lần

Hồ sơ đăng ký hưởng BHXH 1 lần bao gồm các giấy từ sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Đơn đề nghỉ hưởng BHXH 1 lần của người lao động (Mẫu 14-HSB)
  • Chứng minh thư nhân dân
  • Sổ hổ khẩu (trong trường hợp nhận tại nơi thường trú), hoặc nộp sổ tạm trú/giấy tạm trú (trong trường hợp nhận ở nơi tạm trú)

Đóng bảo hiểm 10 năm có được nhận lương hưu không?

Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động như sau:

  • Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
    • Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do bộ lao động - thương binh và xã hội, bộ y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
    • Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò
    • Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Như vậy, theo quy định, một cá nhân sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội khi đã đủ 20 năm lao động. Tuy nhiên, nếu mới chỉ được đóng bảo hiểm xã hội 10 năm và bạn không có ý định tiếp tục đi làm (không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nữa) thì sau khoảng 1 năm kể từ ngày cá nhân nghỉ việc có đủ điều kiện để được đề nghị giải quyết bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp đã được đóng bảo hiểm 10 năm, có thể yêu cầu bảo lưu và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bằng hình thức bắt buộc hoặc cá nhân tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện về thời gian nhận chế độ hưu trí là 20 năm.

Tại Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 quy định ngày 22-6-2015 của Chính phủ về thực hiện chính sách hưởng một lần đối với người lao động (NLĐ) có quy định rõ:

“Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.”

Tức trong trường hợp người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm không làm việc, hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm bảo hiểm xã hội khi đã đủ điều kiện thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Kết luận: Như vậy, nếu đã đóng BHXH 10 năm và không tiếp tục tham gia BHXH nữa thì sau 1 năm kể từ ngày nghỉ việc bạn đủ điều kiện đề nghị giải quyết BHXH một lần. Với hơn 10 năm đóng BHXH, bạn có thể bảo lưu và lựa chọn tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện theo điều kiện cụ thể về quan hệ lao động của cá nhân bạn để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động. Vậy đóng bảo hiểm xã hội 10 năm, người lao động có thể tiếp tục làm việc hoặc nghỉ làm và tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho tới khi đủ 20 năm lao động.

Đọc thêm: Những thay đổi về BHXH năm 2021

Trên đây là những thông tin về quyền lợi của người tham gia đóng bảo hiểm 10 năm được hưởng. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *