avatart

khach

icon

Tất tần tật về vay cá nhân thế chấp sổ đỏ

Kiến thức vay thế chấp

- 31/05/2021

0

Kiến thức vay thế chấp

31/05/2021

0

Vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng không còn xa lạ với khách hàng vay vốn. Vậy có thể vay thế chấp sổ đỏ cá nhân được không?

Mục lục [Ẩn]

Cá nhân có được nhận thế chấp sổ đỏ không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 35, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 35. Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ".

Như vậy, ngoài tổ chức tín dụng thì cá nhân, các tổ chức kinh tế khác được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 

Sổ đỏ đại diện cho tài sản đảm bảo là bất động sản như nhà, đất đai

Sổ đỏ đại diện cho tài sản đảm bảo là bất động sản như nhà, đất đai

Điều kiện nhận thế chấp sổ đỏ của cá nhân

Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai

- Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác

- Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;

- Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

Cập nhật: Lãi suất vay thế chấp mới nhất hiện nay để chủ động tính toán cho khoản vay của mình.

Điều kiện cho vay thế chấp sổ đỏ cá nhân

Điều kiện cho vay thế chấp sổ đỏ cá nhân

Ý kiến của các chuyên gia

- Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, bộ luật Dân sự 2015 có đề cập đến vấn đề này tuy nhiên quy định chưa rõ ràng. Chính vì vậy, tại rất nhiều khu vực chỉ đồng ý chứng thực hợp đồng vay mượn có thế chấp bằng sổ đỏ trong giao dịch vay mượn với ngân hàng. Tuy nhiên cũng có khu vực đồng ý chứng thực hợp đồng cho giao dịch vay thế chấp sổ đỏ giữa cá nhân, hộ kinh doanh. Nghị định 21/2021/NĐ-CP chính là hành lang pháp lý cho các giao dịch vay thế chấp sổ dỏ với cá nhân, hộ gia đình với nhau.

Luật sư Hậu chia sẻ: "Quy định rõ ràng cụ thể sẽ khiến cho người dân thực hiện được quyền sở hữu bất động sản của mình, hợp pháp hóa nhiều giao dịch vay mượn nhỏ lẻ không thuộc ngân hàng và tránh những vụ lừa đảo diễn ra xoay quanh câu chuyện vay mượn như trước đây."

- Luật sư Đặng Hoài Vũ, Trưởng văn phòng luật sư Đặng Hoài Vũ và đồng sự cho rằng cần có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện Điều 35, Nghị định 21/2021/NĐ-CP để tránh phát sinh những hệ lụy lớn.

Theo luật sư Vũ, Điều 35 cho biết: “Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”. Như vậy, câu hỏi đặt ra là: Các doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp có được nhận thế chấp không? Các cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể hiểu là trên 18 tuổi và có tiền cho vay là được đúng không? Điều 35 cũng vô tình cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế được quyền nhận thế chấp cho vay mà không cần đăng ký với bất kỳ cơ quan nào.

Hơn nữa, luật sư Vũ cũng chia sẻ thêm: Khi nhận thế chấp tài sản của khách hàng, ngân hàng phải qua phòng công chứng để thực hiện việc xác nhận giao dịch, tài sản đảm bảo phải được đăng ký tại trung tâm đăng ký giao dịch đảm bảo... Vậy trường hợp cá nhân, tổ chức kinh tế khác nhận thế chấp tài sản đảm bảo có phải thực hiện các bước ngày không? Trong trường hợp tài sản không được đăng ký giao dịch đảm bảo, nếu người vay thực hiện thế chấp cho nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau khi có tranh chấp xảy ra thì xử lý như thế nào?

Như vậy, theo quy định hiện nay cá nhận được phép nhận thế chấp sổ đỏ của người vay. Tuy nhiên cần có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện quy định đó để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu bạn còn điều gì vướng mắc, đăng ký để được tư vấn ngay

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *