Liệu có thể vay thế chấp bằng vàng?
Mục lục [Ẩn]
Vàng là một kim loại quý hiếm, được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới như một phương tiện chuyển đổi tiền tệ. Vàng thường được dùng để làm trang sức và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên thế giới, vàng có giá trị lưu thông như tiền tệ, nó vừa là một loại tài sản vừa là một phương tiện có chức năng lưu giữ giá trị (giống như tiền tệ).
Nhiều người thắc mắc không biết có sử dụng vàng làm tài sản đảm bảo để vay thế chấp hay không? Để trả lời câu hỏi này mời bạn theo dõi nội dung sau:
Pháp luật quy định về vay thế chấp bằng vàng như thế nào?
Theo điều 5 – 6, Quyết định 217/QĐ-NH1 năm 1996 quy định về tài sản thế chấp và tài sản cầm cố khi vay tiền tín chấp như sau:
"Điều 5. Tài sản dùng để thế chấp:
5.1. Tài sản dùng để thế chấp vay vốn các Tổ chức tín dụng là các bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:
a) Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
b) Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
c) Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: Nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho... và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay...
d) Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.
5.2. Quyền sử dụng đất theo pháp luật về đất đai quy định.
5.3. Hoa lợi, lợi tức, các quyền phát sinh từ bất động sản được thế chấp thuộc tài sản thế chấp hay không là do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 6. Tài sản dùng để cầm cố:
6.1. Tài sản dùng để cầm cố vay vốn các Tổ chức tín dụng là các động sản có giá trị, chuyển nhượng hoặc mua, bán được dễ dàng bao gồm: Phương tiện vận tải, phương tiện đi lại, công cụ lao động, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất kinh doanh, vật tư hàng hoá; phương tiện sinh hoạt cho tập thể, cá nhân và các động sản khác.
6.2. Giấy tờ trị giá được bằng tiền đang còn thời hạn hiệu lực thanh toán như: Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi; trái phiếu do các doanh nghiệp, Ngân hàng hoặc Chính phủ phát hành và các giấy tờ trị giá được bằng tiền khác.
6.3. Các vật quý bằng vàng, đá quý và đồ trang sức bằng vàng, đá quý.
6.4. Đối với các động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố.
6.5. Các tài sản khác nếu pháp luật có quy định."
Như vậy, theo quy định của pháp luật, vàng thuộc tài sản có thể dùng để cầm cố, chứ không được tính là tài sản thế chấp. Chính vì vậy về nguyên tắc, bạn sẽ không thể vay thế chấp bằng vàng. |
Một số các tổ chức tài chính mặc dù nói rằng có dịch vụ cho vay thế chấp bằng vàng nhưng thực chất đó là cầm cố để huy động vàng nhàn rỗi.
Vậy khi cần gấp nguồn tài chính và có tài sản là vàng thì bạn nên huy động ra sao để có lợi nhất? Hãy theo dõi các phương án huy động vốn từ vàng dưới đây để có câu trả lời.
Phương án huy động vốn từ vàng
Có hai phương án để huy động vốn từ vàng đó là bạn bán vàng để lấy tiền hoặc dùng vàng để cầm cố cho khoản vay của mình. Cụ thể như sau:
Bán vàng
Đây là 1 phương án truyền thống và thể hiện rõ giá trị của vàng là một kênh tích lũy tài sản an toàn. Nếu vàng của bạn ở dạng tích trữ (theo từng chỉ, cây) thì đây là kênh tài chính thích hợp nhất bởi dù cho có sự chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra nhưng sự chênh lệch này không nhiều và ổn định, rất ít khi giá vàng biến động quá lớn. Bạn có thể bán vàng tại các tiệm vàng hoặc tại ngân hàng và nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản ngay lập tức.
Vàng là tài sản tích trữ không thay đổi nhiều về giá trị theo thời gian
Cách này vừa giúp bạn quy đổi được hết giá trị của vàng ra tiền mặt ở thời điểm hiện tại, vừa tránh áp lực về lãi suất khi đi vay. Khi khó khăn qua đi, việc mua lại vàng để tích trữ là việc dễ dàng và bạn sẽ không bị thua thiệt quá nhiều về mặt tài chính.
Cầm cố vàng
Nếu vàng của bạn là đồ gia công (như trang sức, sản phẩm nghệ thuật, điêu khắc…) hoặc có ý nghĩa với bạn như đồ gia truyền, vật kỉ niệm… thì đây là kênh huy động phù hợp vì bạn có thể dễ dàng chuộc lại trong tương lai.
Đồ trang sức bằng vàng bạn nên mang đi cầm cố vì có thể chuộc lại trong tương lai
Khi cầm cố, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì cửa hàng cầm đồ sẽ có trách nhiệm phải bảo quản tài sản cho bạn. Tuy vậy thường thì các cửa hàng cầm đồ sẽ đánh giá món trang sức của bạn ở dưới giá trị thật và lãi suất cũng khá cao (ở mức từ 50%/năm) vì đây là dạng tài sản khó để định giá cũng như thanh khoản, không như dạng vàng tích trữ dễ thanh lý, ai cũng có thể mua. Dù vậy nhưng nếu ở trong hoàn cảnh cần kíp thì đây cũng là 1 cách để huy động gấp nguồn tài chính.
Dù là cầm cố hay mua bán, thì vàng vẫn là 1 tài sản có giá trị cao, có khả năng tích lũy an toàn trong trường hợp lạm phát hay địch họa dù không mang lại lợi nhuận. Chính vì vậy dù không có dịch vụ vay thế chấp bằng vàng bạn cũng đừng quá lo lắng bởi bạn sẽ dễ dàng huy động được nguồn tài chính từ chúng.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất