avatart

khach

icon

3 phút nắm rõ luật bảo hiểm xã hội công an nhân dân trong lòng bàn tay

Bảo hiểm xã hội

- 14/05/2021

0

Bảo hiểm xã hội

14/05/2021

0

Mức lương vẫn là căn cứ để tính mỗi cán bộ, chiến sỹ công an cần đóng BHXH. Tuy nhiên, với ngành nghề đặc thù này còn phụ thuộc vào lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm, khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (%) và phụ cấp thâm niên nghề trên cơ sở mức lương cơ sở do Nhà nước quy định tại từng thời kỳ.

Mục lục [Ẩn]

Tìm hiểu về bảo hiểm xã hội công an nhân dân

Bảo hiểm xã hội công an nhân dân là một trong những chế độ phúc lợi của nhà nước dành riêng cho các đối tượng nằm trong lực lượng công an nhân dân, là chính sách đặc biệt dành cho người có công và hậu phương trong ngành nghề đặc thù này.

BHXH Công an nhân dân giúp hỗ trợ đảm bảo đầy đủ chế độ, quyền lợi cho cán bộ, chiến sĩ và người lao động trong toàn lực lượng CAND, học viên, binh sỹ, sỹ quan, hạ sỹ quan, cán bộ nhân viên.

Sự hình thành của Phòng bảo hiểm xã hội công an nhân dân

Phòng bảo hiểm xã hội công an nhân dân (trực thuộc Vụ Tổ chức - Cán bộ, Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND) được thành lập vào ngày 12/04/1996. Với tính chất ngành nghề đặc thù của lực lượng CAND, Phòng BHXH CAND ngoài việc tổ chức thực hiện công tác quản lý Quỹ BHXH; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT, còn xử lý thêm các chính sách ưu đãi người có công và chính sách hậu phương trong CAND.

Chức năng, nhiệm vụ của Phòng bảo hiểm xã hội công an

  • Nghiên cứu, tham mưu đề xuất việc quản lý, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong toàn lực lượng CAND.
  • Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thu, chi và quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN từ Trung ương cho tới địa phương.
  • Đề xuất phương án kiện toàn tổ chức BHXH trong CAND cho phù hợp với các quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với tính đặc thù về tổ chức, bộ máy của lực lượng CAND.
  • Trực tiếp giải quyết, chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho các cán bộ công an nhân dân theo quy định.
  • Phối hợp với BHXH các tỉnh, thành phố trong việc triển khai đăng ký mua, cấp thẻ BHYT cho thân nhân cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng. Đăng ký tham gia BHYT cho số lao động hợp đồng và công nhân viên trong lực lượng ngay tại địa phương họ làm việc.
  • Tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN.
  • Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.
  • Quản lý tài chính, tài sản cơ quan Bảo hiểm xã hội công an nhân dân và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
  • Tiếp nhận, xem xét và giải quyết hồ sơ các chế độ (Ốm đau - Thai sản, Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất,...) theo đúng quy định.

Đối tượng tham gia bảo hiểm

Những đối tượng tham gia bảo hiểm công an nhân dân bao gồm:

  • Sĩ quan, hạ sĩ quan đang phục vụ trong lực lượng CAND
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong CAND
  • Học viên CAND đang học tập tại các trường trong và ngoài lực lượng đang hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước
  • Công nhân viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học sinh của các trường trong CAND theo quy định của Luật BHYT.

Xem thêm: Quy định bảo hiểm xã hội cho cán bộ không chuyên trách mới nhất

Sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội

Mức đóng và phương thức đóng BHXH công an nhân dân hiện nay

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được quy định tại Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương:

“Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định này hằng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định này, gồm:

a) Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định này nếu không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên mức lương cơ sở đối với người lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí) Điều 2 Nghị định này, gồm:

a) Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

5. Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

a) Bằng 22% mức tiền lương tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động có phu nhân hoặc phu quân, hàng tháng chịu trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên, chuyển vào quỹ hưu trí và tử tuất của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an theo quy định. Đồng thời, thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu nêu trên vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.”

Kết luận: Qua những thông tin ở trên có thể thấy, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với công an nhân dân là 8%. Còn mức đóng mà Bộ công an đóng cho người lao động là 18% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Tổng cộng là 26% tiền lương tháng.

Đọc tham khảo: Mức đóng và chế độ BHXH cho quân nhân xuất ngũ

Thông tin bảo hiểm xã hội

Với ngành nghề đặc thù, chiến sỹ, công an được hưởng chế độ phúc lợi cũng như BHXH tốt hơn 

Chế độ bảo hiểm xã hội công an nhân dân

Chế độ BHXH công an nhân dân được quy định theo Điều 3 Nghị định 33/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

4. Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.”

Theo đó, công an nhân dân được hưởng các chế độ “Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất” khi tham gia BHXH theo quy định BHXH 2016.

Đọc thêm: Những thay đổi về BHXH năm 2021

Thủ tục tham gia BHXH công an nhân dân

Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 33/2016/ND, thủ tục tham gia BHXH công an nhân dân bao gồm những giấy tờ sau:

  • Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, gồm:
    • Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;
    • Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động lập.
    • Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, gồm:
    • Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội kèm theo tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;
    • Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

Quy trình tham gia BHXH công an nhân dân

Quy trình tham gia BHXH công an nhân dân được áp dụng theo khoản 3,4 Điều 22 Nghị định 33/2016/ND được quy định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Quy trình, thời gian giải quyết tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thực hiện như sau:
    • Học viên công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hoặc trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an nhân dân mà quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu có nguyện vọng được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động lập hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và nộp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;
    • Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Quy trình, thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội hay điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:
    • Trường hợp bị hỏng hoặc bị mất sổ bảo hiểm xã hội hoặc cần Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động
    • Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an
    • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động phức tạp thì không quá 45 ngày
    • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

Ngoài ra theo khoản 5, điều 22 Nghị định này quy định, “Trường hợp không cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc không giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Trên đây là những thông tin về luật BHXH công an nhân dân mà bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin bổ ích cho bạn đọc.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (2 lượt)

5 (2 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *