Khi nào thì bị rơi vào đối tượng nợ xấu? Nợ xấu bao lâu được xóa?
Mục lục [Ẩn]
Với những đối tượng khi vay tín chấp một khoản tiền ngân hàng khi tới hạn không trả (quá hạn) đúng theo khoảng thời gian quy định sẽ bị phân loại vào các nhóm nợ xấu. Khi có lịch sử vay ngân hàng quá hạn, người vay sẽ khó khăn khi vay vốn ngân hàng các lần tiếp theo. Vậy, nếu rơi vào nhóm nợ xấu bao lâu được xóa?
Như nào được gọi là nợ xấu?
Nợ xấu (nợ khó đòi) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Đây là khoản nợ mà người đi vay (có thể cá nhân hoặc doanh nghiệp) không thể trả cho người vay đến ngày đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng nếu rơi vào nhóm xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp khó khăn khi vay nợ ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc. Mức độ xếp vào nhóm nợ xấu sẽ căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Nợ xấu bao lâu được xóa?
Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng được lưu lại toàn bộ trong hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) sẽ là nơi cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho các ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất.
Tìm hiểu về Trung tâm tín dụng CIC để nắm rõ cách thức hoạt động, phân loại các nhóm nợ xấu của tổ chức này để giúp bạn trả nợ đúng hạn, tránh rơi vào nợ xấu hiệu quả nhất.
Nợ xấu luôn là nỗi lo của bất cứ tổ chức tài chính nào
Phân loại các nhóm nợ trên hệ thống CIC
Hệ thống CIC (là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam) đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, được chia thành năm mức như sau:
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn.
- Các khoản nợ trong hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày (khách hàng quá hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn 150%).
- Những khách hàng trong nhóm này có thể xem xét vay ngay.
Nhóm 2 (nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
- Nợ xấu trong nhóm 2 có thể được xóa trong vòng 12 tháng.
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Khách hàng có nợ xấu nhóm 3 có thể được xóa nợ trong vòng 5 năm.
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Thời gian để khách hàng trong nhóm 4 xóa nợ xấu là 5 năm.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Để xóa nợ xấu nhóm 5 khách hàng phải mất thời gian là 5 năm.
Từ bảng trên ta có thể thấy, tùy vào khoảng thời gian trả chậm sẽ có các nhóm khác nhau. Với những ai chỉ quá hạn dưới 10 ngày có thể được các ngân hàng xem xét và cung ứng vốn ngay nếu có nhu cầu. Với nhóm nợ xấu thứ 2 phải sau 1 năm mới được tiếp tục vay. Từ nhóm 3 trở đi, người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn, thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.
Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.
Với những ngân hàng Việt Nam việc xem xét cho những đối tượng nợ quá hạn sẽ phần nào đỡ “gắt gao” hơn các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Một số ít ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo nếu khách hàng cần vay vốn trả góp tiếp dù đang thuộc diện đối tượng nợ xấu: VIB, OCB, GPBank, NamABank,...
Nợ xấu ảnh hưởng tới uy tín cũng như khả năng vay vốn của khách hàng cho những lần sau
Các ngân hàng nước ngoài có hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ và những đối tượng có tiền sử nợ xấu thì không thể vay bằng bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, khi đi vay tiền tại các ngân hàng cần chú ý trả lãi đúng hạn theo như thỏa thuận để tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu dẫn đến mất cơ hội vay về sau này.
Việc có cấp tín dụng hay từ chối yêu cầu cấp tín dụng cho khách hàng cuối cùng cũng phụ thuộc vào tổ chức tín dụng, ngân hàng. Thông tin do CIC cung cấp là một kênh tham khảo cho các ngân hàng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó các ngân hàng có chính sách cấp tín dụng phù hợp, tránh rủi ro, mất mát cũng như bị nợ xấu.
Quá hạn thanh toán khoản nợ từ 10 ngày trở lên là khách hàng đã bị rơi vào đối tượng có nợ xấu. bởi vậy người vay nên cố gắng hết sức để thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo quy định. Điều này không chỉ tránh tốn tiền phạt do quá hạn mà còn có thể tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng cho những lần tiếp theo.
Nợ xấu FE bao lâu được xóa?
Hình thức xét nợ xấu Fe Credit cũng giống như các ngân hàng và tổ chức tài chính khác là dựa vào thời gian trả nợ để xét duyệt khách hàng có bị nợ xấu hay không.
Hiện nay thì Fe Credit đang chia thành 5 nhóm nợ xấu:
- Nhóm 1 và nhóm 2 là hai nhóm nợ xấu có thể giải quyết được.
- Từ nhóm 3 đến nhóm 5 đây là những nhóm nợ cực kỳ xấu vì khả năng trả nợ không cao. Nhóm nợ 5 có thời gian trả trễ hạn lên đến hơn 1 năm.
Các tốt nhất để bạn xóa nợ xấu Fe Credit đó là tránh những trường hợp nợ quá hạn quá lâu. Nếu như bạn trả nợ chậm không quá 10 ngày thì Fe Credit không coi đây là một hình thức nợ xấu mà chỉ cho bạn vào trường hợp trả chậm và bạn chỉ phải chịu các khoản phí phạt trả chậm.
Ngoài ra nếu bạn rơi vào các nhóm 3, 4, 5 thì theo quy định của Fe Credit bạn sẽ phải mất vài năm để có thể xóa nợ xấu cũng như làm sạch lịch sử tín dụng của mình. Còn đối với các tổ chức và ngân hàng khách thời gian thường sẽ là 60 tháng tương đương với 5 năm. Trong thời gian này bạn sẽ không thể vay vốn tại bất kỳ tổ chức và ngân hàng nào khác nữa.
Khi bạn có nợ xấu sẽ rất khó khăn để vay tại các tổ chức tài chính khác do đã có lịch sử tín dụng không tốt do vậy cần quản lý rõ ràng thời gian và cân đối tài chính để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hoặc công ty tài chính. Trong trường hợp bạn không may mất nguồn thu nhập và không thể trả nợ đúng như cam kết thì hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để thảo luận và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Đừng chạy trốn ngân hàng bằng cách chấm dứt liên lạc vì ngân hàng có thể kiện bạn ra tòa để giải quyết khoản vay.
Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí!!!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất