Những ngân hàng báo lãi nghìn tỷ 6 tháng đầu năm và nguyên nhân
Mục lục [Ẩn]
Lãi nghìn tỷ, thậm chí là chục nghìn tỷ như khẳng định thế mạnh và tiềm lực tài chính của ngân hàng. Theo các nguồn tin đã được xác thực, nhờ có hướng chuyển dịch vụ kinh doanh nên kết quả mới khả quan và tích cực như vậy.
Những ngân hàng báo lãi nghìn tỷ 6 tháng đầu năm
Dẫn đầu ở nhiều cuộc đua về lãi trong những năm gần đây vẫn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Theo ghi nhận, lãi trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng này là 11.280 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng 40,7% và hoàn thành được 55% kế hoạch của năm 2019. Thu hồi nợ ngoại bảng của Vietcombank đạt 1.942 tỷ đồng, hoàn thành 55,5% kế hoạch năm, đồng thời dư nợ tín dụng sau 6 tháng đã tăng 9,7%.
Cùng thời gian, ngân hàng Quân Đội (MB) cũng công bố lãi trước thuế đạt 4.306 tỷ đồng, hoàn thành 50,5% kế hoạch của năm, so với cùng kỳ năm 2018 tăng trưởng 22,5%.
Các ngân hàng báo lãi nghìn tỷ 6 tháng đầu năm 2019
Ngân hàng Á Châu (ACB) thông báo sau 6 tháng kinh doanh, nhà băng này đã đạt được tổng lợi nhuận trước thuế là 3.600 tỷ đồng, hoàn thành 50% chỉ tiêu cả năm.
Ở các vị trí tiếp theo đó là Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng Tiên Phong (TPBank), ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). VIB ghi nhận lãi trước thuế trong 6 tháng đầu năm là 1.820 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng 58%, đạt 50,6% kế hoạch của năm 2019. Sacombank thông báo lãi trước thuế đạt gần 1.500 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 150%, đạt 55% kế hoạch cả năm.
Và gần đây nhất chính là Ngân hàng An Bình (ABBank). Lãi 6 tháng trước thuế của nhà băng này là 1.266 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng 120,8% . Một con số vô cùng ấn tượng phải không?
Nguyên nhân kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm “thắng đậm”
Theo báo cao và phân tích của chúng tôi, phần lớn các ngân hàng đều hoàn thành kế hoạch nửa năm và lợi nhuận cao là do tín dụng tăng trưởng tích cực và biết cách kiểm soát nợ xấu hữu hiệu.
Ví dụ như TPBank, tính đến hết ngày 31/6/2019, nhà băng này có dư nợ cho vay đạt 95.400 tỷ đồng, so với năm ngoái cùng kỳ tăng 13%, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,47%. Với ngân hàng ACB, tăng trưởng tín dụng 9% và tiền gửi là 7% tính đến cuối tháng 6, tỷ lệ nợ xấu chỉ có 0,7%. Còn ở VIB, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đã giảm từ 2,29% xuống còn 1,8%, tín hiệu khá tích cực cho 6 tháng cuối năm. Riêng với Sacombank, số tiền huy động đã đạt gần 398.000 tỷ đồng, số tiền cho vay đạt hơn 279.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm từ 2,11% xuống còn 1,96%.
Tín dụng tăng cao, nợ xấu giám là nguyên nhân chính khiến ngân hàng lãi lớn
Bên cạnh đó, vì có khả năng giảm nợ xấu, tăng trưởng tín dụng cao và hoàn thành Basel 2 trước hạn nên một số ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng. Ví dụ: ACB được cấp phép room tín dụng tăng lên 17% (cũ là 13%) từ khi đạt chuẩn Basel 2; VPBank tăng lên 16% (cũ là 12%), MB tăng lên 17% (cũ là 13%).
Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng được xác định ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh tích cực của các ngân hàng đó là chuyển hướng dịch vụ. Các ngân hàng đã nhận thức rõ tình hình thị trường hiện tại, nhanh chóng chuyển hướng sang mảng sản phẩm, bán lẻ, ngân hàng số... để hạn chế sự phụ thuộc vào tín dụng và giúp hoạt động kinh doanh tăng trưởng ổn định. Đáng nói nhất phải kể đến Vietcombank trong thời gian qua đã chuyển hướng sang bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động vay vốn đầu tư, gia tăng tỷ trọng và nguồn thu dịch vụ. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi mà lợi nhuận của nhà băng này lại tăng mạnh, kỷ lục như vậy.
Nhận định chung trong thời gian 6 tháng cuối năm, các ngân hàng kể trên khả năng cao vẫn sẽ đạt được mức lợi nhuận tương ứng thậm chí là hơn, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đó là một tin vui cho cả ngân hàng và khách hàng khi giao dịch tài chính.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất