Chỉ số P/B là gì? Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?
Mục lục [Ẩn]
Chỉ số P/B là gì?
Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là chỉ số so sánh giá trị thực tế của một cổ phiếu tại thời điểm hiện tại với giá trị cổ phiếu được ghi trên sổ sách của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu dư có thể phán đoán được cổ phiếu đang được định giá đắt hay rẻ, từ đó đưa ra các quyết định mua và bán phù hợp hơn.
Ví dụ:
Chỉ số P/B của cổ phiếu FPT đang ở mức 5,42. Điều này cho thấy giá trị hiện tại của cổ phiếu đang cao gấp 5,42 lần giá trị sổ sách.
Thông tin về chỉ số P/B của mã FPT
Ý nghĩa của chỉ số P/B
Chỉ số P/B cao:
Điều này cho thấy thị trường đang đặt nhiều kỳ vọng đối với cổ phiếu này. Doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt trong tương lai. Bởi vậy, để sở hữu cổ phiếu của doanh nghiệp thì nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn so với giá thị số sách của cổ phiếu.
Chỉ số P/B thấp:
Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tốt, thị trường đang không đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu. Do đó, thời điểm này nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với mức giá thấp hơn.
Ngoài ra, chỉ số P/B thấp cũng có thể phản ánh doanh nghiệp đang trong quá trình phục hồi sau khủng hoảng, hiệu quả kinh của doanh nghiệp đang được cải thiện giúp giá trị cổ phiếu trên sổ sách cũng tăng lên. Bởi vậy, giá trị cổ phiếu đang bị trả giá thấp hơn so với giá trị thực tế. Đây hứa hẹn sẽ là cơ hội để nhà đầu tư mua và nắm giữ cổ phiếu để thu về lợi nhuận
Lưu ý: P/B cao không đồng nghĩa giá cổ phiếu đắt, ngược lại P/B thấp không đồng nghĩa giá cổ phiếu rẻ. Bởi lẽ, mức P/B cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức kỳ vọng của nhà đầu tư.
Cách tính chỉ số P/B
Công thức tính chỉ số P/B:
Chỉ số P/B = Giá thực tế hiện tại của cổ phiếu / Giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu
Trong đó:
- Giá thực tế hiện tại của cổ phiếu: Là giá đóng cửa cổ phiếu tại phiên giao dịch gần nhất trên thị trường chứng khoán.
- Giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu: Là mức định giá của cổ phiếu theo nguyên tắc: (tổng giá trị tài sản - tài sản vô hình - nợ phải trả)/số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Ví dụ: Cổ phiếu VNM
Giá trị ghi trên sổ sách của cổ phiếu VNM = (53.046 - 1.121 - 1.935 - 18.671) / 2.089 = 14.992 tỷ.
Trong đó:
- Tổng tài sản doanh nghiệp: 53.046 tỷ
- Tài sản vô hình: 1.121 tỷ
- Lợi thế thương mại: 1.935 tỷ
- Nợ phải trả: 18.671 tỷ
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2.089 tỷ
Nếu hiện tại giá cổ phiếu VNM trên thị trường là 89.500 VND.
Chỉ số P/B = 89.500 / 14.992 = 5,96
Hướng dẫn tính chỉ số P/B
Chỉ số P/B cao hay thấp là tốt?
Thực tế, không có một con số xác định được chỉ số P/B cao hay thấp sẽ là tốt. Bởi lẽ, điều này sẽ còn phụ thuộc vào từng ngành nghề và các yếu tố khác như: lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng ngành, lạm phát, GDP,...
Bởi vậy, để định giá cổ phiếu thông qua chỉ số P/B một cách hiệu quả, bạn nên so sánh chỉ số P/B của doanh nghiệp với các doanh nghiệp hoặc so với mức P/B trung bình ngành hoặc so với chính chỉ số P/B của doanh nghiệp trong quá khứ.
Một số trường hợp đánh giá chỉ số P/B tốt:
- Công ty đang có mức độ tăng trưởng cao thì chỉ số P/b càng cao càng tốt.
- Công ty có ngành nghề kinh doanh thiên về chất lượng thì P/B không cần quá cao, chỉ cần trên mức một.
- Những công ty như xăng dầu, khả năng biến động thị trường lớn thì mức P/B cao nên tránh xa.
Ưu và nhược điểm của chỉ số P/B
P/B là chỉ số phân tích thị giá cổ phiếu tương đối hiệu quả, tuy nhiên chỉ số này vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.
5.1. Ưu điểm
- Việc tính toán và áp dụng chỉ số P/B trong phân tích giá cổ phiếu tương đối dễ dàng.
- Giá trị sổ sách luôn dương (>0), bởi vậy chỉ số P/B có thể định giá doanh nghiệp chưa có lời nhuận (điều mà chỉ số P/E không làm được).
5.2. Nhược điểm
- Chỉ số P/B không thể phản ánh chính xác giá trị cổ phiếu ở tất cả các nhóm ngành. P/B sẽ thể hiện được tính hiệu quả nhất khi áp dụng trong việc phân tích các doanh nghiệp có tài sản lớn, thanh khoản cao như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư,...
- Giá trị số sách có thể chưa phản ánh đúng hoàn toàn giá trị tài sản trên thị trường. Ví dụ, doanh nghiệp sở hữu một mảnh đất từ 3 năm trước, hiện tại giá trị mảnh đất đã tăng gấp nhiều nhưng trong báo cáo tài chính vẫn sẽ chỉ ghi nhận giá trị mảnh đất tại thời điểm ban đầu.
- Giá trị số sách chỉ phản ánh các tài sản hữu hình, trong khi đó nhóm tài sản vô hình như: thương hiệu, uy tín, bằng sáng chế,... sẽ không được nhắc tới. Bởi vậy, để xác định chính xác chỉ số P/B, nhà đầu tư cần xem xét đến các yếu tố vô hình để định giá cổ phiếu phù hợp hơn.
P/B là chỉ số phân tích thị giá cổ phiếu tương đối hiệu quả
Một số câu hỏi thường gặp về chỉ số P/B
Mối quan hệ của P/B và ROE là gì?
ROE (Return On Equity) là mức lợi nhuận trên số chủ sở hữu, giúp đa lương mức độ hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
P/B = Giá trị cổ phiếu trên thị trường / Vốn chủ sở hữu trên cổ phiếu
ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu
Thông thường, ROE và P/B có tỉ lệ thuận với nhau. Nếu ROE cao cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu cao, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều kỳ vọng từ nhà đầu tư. Bởi vậy, chỉ số P/B sẽ tăng lên.
P/B là gì trong tài chính?
Trong tài chính, P/B là một chỉ số quan trọng được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu so với giá trị tài sản ròng của công ty đó.
Chỉ số P/B là công cụ hữu ích để đánh giá giá trị của một cổ phiếu so với giá trị sổ sách của nó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ số P/B chỉ là một trong nhiều yếu tố cần xem xét khi phân tích cổ phiếu. Nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác và các yếu tố định tính để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất