avatart

khach

icon

Sàn OTC là gì? Hướng dẫn giao dịch trên thị trường OTC

Chứng khoán

- 31/05/2024

0

Chứng khoán

31/05/2024

0

Cổ phiếu trên sàn OTC được giao dịch theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sàn chứng khoán OTC là nơi nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được niêm yết. Vậy cụ thể sàn OTC là gì? Làm thế nào để thực hiện giao dịch trên sàn OTC? Dưới đây hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục [Ẩn]

Sàn OTC là gì?

Sàn OTC (hay thị trường OTC) là thị trường phi tập trung, nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán không được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung như HOSE, HNX hay UPCOM. Thị trường OTC vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.

Trên sàn OTC, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch với nhiều tài sản bao gồm: cổ phiếu chưa niêm yết, trái phiếu, ngoại tệ, phái sinh.

thebank_sanotclagi_1_1717121674Sàn OTC là nơi giao dịch chứng khoán chưa niêm yết

Đặc điểm của thị trường OTC

Hoạt động của nhà đầu tư: Hoạt động của nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập, mà thường thành lập các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin.

Cổ phiếu giao dịch: Cổ phiếu trên sàn OTC sẽ chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán HSX, HNX, UPCOM. Bởi vậy cổ phiếu OTC sẽ có 2 dạng chính:

  • Cổ phiếu có mã lưu ký, sẽ được quản lý bởi Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD).
  • Cổ phiếu chưa có mã lưu ký, sẽ được quản lý bởi phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành, hoặc Công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông.

Giao dịch OTC: Việc mua bán cổ phiếu trên sàn giao dịch OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu,...) tác động. Bên cạnh đó, OTC là thị trường phi tập trung, chưa có sự thống nhất và chưa có những quy định cụ thể về việc giao dịch như trên sàn HSX, HNX hay UPCOM.

thebank_sanotclagi_1_1717121674Sàn OTC chưa có những quy định cụ thể và chặt chẽ về việc giao dịch

Ưu điểm và rủi ro khi mua cổ phiếu OTC

3.1. Ưu điểm

Tiềm năng sinh lời cao: So với thị trường tập trung, thị trường OTC chưa nhận được nhiều sự quan tâm, bởi vậy cổ phiếu OTC hứa hẹn sẽ là kênh đầu tư tại các công ty tiềm năng nhưng chưa được niêm yết trên sàn.

Giá trị cổ phiếu OTC thấp: So với cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán tập trung, giá trị cổ phiếu OTC thường thấp hơn. Bởi vậy, nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận khi có nguồn vốn thấp. Ví dụ, mệnh giá cổ phiếu VEA (Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt) giao dịch OTC là 1.000 VND.

3.1. Rủi ro

Rủi ro về thông tin: Cổ phiếu trên sàn OTC chưa được phát hành rộng rãi ra công chúng, bởi vậy thông tin thị trường hạn chế và thiếu tính minh bạch. Từ đó nhà đầu tư sẽ gặp không ít khó khăn trong việc định giá cổ phiếu.

Tính thanh khoản thấp: Thị trường OTC nhỏ và không được niêm yết trên sàn tập trung, do đó khối lượng giao dịch OTC thường thấp hơn so với cổ phiếu niêm yết.

Rủi ro lừa đảo: Thị trường OTC thường không nhận được nhiều sự quan tâm và giám sát của cơ quan quản lý, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro lừa đảo với những nhà đầu tư mới, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Cách mua cổ phiếu trên sàn otc

Bước 1: Mở tài khoản chứng khoán giao dịch OTC

Bạn có thể mở tài khoản chứng khoán giao dịch OTC tại một số công ty chứng khoán uy tín như: SSI, VND,...

Bước 2: Lựa chọn mã chứng khoán tiềm năng

Trên sàn OTC, bạn phân tích và tìm kiếm tin đăng mua/bán mã cổ phiếu OTC tiềm năng dựa trên các yếu tố như: tình hình tài chính, kế hoạch kinh doanh, tiềm năng phát triển,...

thebank_sanotclagi_2_1717121674Mã cổ phiếu trên thị trường OTC

Bước 3: Đặt lệnh

Bạn liên hệ trực tiếp với nhân viên môi giới trên sàn để xác nhận lệnh mua/bán và thực hiện giao dịch.

So sánh thị trường phi tập trung (sàn OTC) và thị trường tập trung

Bảng so sánh thị trường phi tập trung (OTC) và thị trường tập trung:

Tiêu chí

Thị trường phi tập trung (OTC)

Thị trường tập trung

Bản chất

Không giao dịch qua sàn

Giao dịch tập trung qua sàn

Giá giao dịch

Mức giá giao dịch cổ phiếu dựa trên thương lương giữa người bán và người mua 

Mức giá được niêm yết trên sàn chứng khoán

Cơ quan quản lý

Trung tâm lưu ký (VSD), Công ty chứng khoán hoặc Doanh nghiệp phát hành 

Sở giao dịch

Tính thanh khoản 

Thấp

Cao

Biến động giá 

Cao

Thấp

Thông tin thị trường

Thiếu tính minh bạch

Minh bạch, rõ ràng

Nhà đầu tư phù hợp

Nhà đầu tư chuyên nghiệp, có hiểu biết và kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư mới và nhà đầu tư chuyên nghiệp

thebank_sanotclagi_2_1717121674Thị trường tập trung có tính thanh khoản cao hơn

Những câu hỏi thường gặp về sàn OTC

Cổ phiếu OTC là gì?

Cổ phiếu OTC là những mã cổ phiếu đã được phát hành nhưng chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán như HNX, HSX, UPCOM. Loại cổ phiếu này chỉ được giao dịch không chính thức thông qua công ty chứng khoán, ngân hàng hoặc tại doanh nghiệp phát hành.

Mua cổ phiếu OTC ở đâu?

Hiện nay, phần lớn nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC sẽ thông qua các công ty môi giới chứng khoán.

Sàn OTC và UPCOM là gì?

Sàn OTC và UPCOM đều là nơi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết. Tuy nhiên so với OTC, sàn UPCOM hoạt động công khai, minh bạch nên nhận được đánh giá tốt hơn.

Sàn OTC là nơi giao dịch mua bán của các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên thị trường. Không còn quá mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên thị trường phi tập trung (OTC) vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư dù tiềm năng tăng trưởng và sinh lời là tương đối hấp dẫn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn OTC trong chứng khoán là gì.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn chứng khoán

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *