avatart

khach

icon

Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng có gì hấp dẫn

Kiến thức vay thế chấp

- 25/03/2023

0

Kiến thức vay thế chấp

25/03/2023

0

Vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng là một trong những hình thức vay vốn đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy điều kiện, thủ tục cũng như quy trình vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng mới nhất hiện nay là gì?

Mục lục [Ẩn]

Quỹ tín dụng nhân dân từ lâu đã trở thành tổ chức tín dụng quen thuộc và gắn bó với người dân trong việc tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống, đặc biệt là những hộ nghèo.

Một trong những phương pháp vay vốn được nhiều người quan tâm đó là vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng, hình thức vay vốn này sẽ giúp người vay giải quyết mọi khó khăn, ổn định tài chính. 

Tìm hiểu về hình thức vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng

Nội dung của Luật số 47/2010/QH12 các tổ chức tín dụng: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.”

Trong đó Nghị định số 48/2001/NĐ-CP nêu rõ tính chất và mục tiêu của quỹ tín dụng nhân dân: “Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là phải đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển”.

Tìm hiểu về hình thức vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng

Tìm hiểu về hình thức vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng

Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng

Tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN sửa đổi khoản 4 và khoản 5 Điều 37 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định hiện nay như sau:

“Điều 37. Hoạt động cho vay

1. Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân.

2. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên.

3. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.

4. Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.”

Hình thức vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng cũng giống như các khoản vay thông thường, yêu cầu phải lập hồ sơ vay vốn và trải qua quy trình xét duyệt. Sau khi được chấp nhận khoản vay sẽ tiến hành giải ngân, người vay có nghĩa vụ phải hoàn trả khoản tiền vay và tiền lãi theo quy định khi đến thời hạn thanh toán. 

Đặc điểm khi vay vốn qua quỹ tín dụng

Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một phường, một thị trấn hoặc hoạt động liên xã với các xã liền kề nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời mục đích to lớn nhất của các quỹ tín dụng là tương trợ cộng đồng, góp phần xóa đói giảm giảm, phát triển sản xuất kinh doanh và đẩy lùi cho vay nặng lãi. 

Vậy nên hoạt động cho vay của các quỹ tín dụng chủ yếu là nằm trong địa bàn thuộc phạm vi của quận, huyện, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó các đối tượng là thành viên, không là thành viên nhưng có tiền gửi tại quỹ tín dụng hoặc thuộc diện hộ nghèo sẽ được ưu tiên cho vay. 

Ngoài ra các đối tượng không phải là thành viên khác có thể vay thế chấp với mục đích sử dụng vốn rõ ràng, khả thi. Các gói vay thế chấp hiện nay tại quỹ tín dụng cũng rất đa dạng như vay sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, vay mua xe, vay du học… hoặc vay tiêu dùng sinh hoạt với tài sản thế chấp là sổ đỏ. Theo đó điều kiện, thủ tục, hạn mức vay của gói vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng không có gì khác biệt so với các gói vay tại ngân hàng.

Vay vốn qua quỹ tín dụng cần những gì?

Điều kiện vay

Điều kiện để bạn được vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng đó là:

  • Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam.
  • Hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn trên địa bàn tỉnh/thành phố nơi có đơn vị kinh doanh của quỹ tín dụng.
  • Có tài sản bảo đảm tuân theo quy định của quỹ tín dụng
  • Có thu nhập ổn định, khả năng tài chính và phương án trả nợ đảm bảo trả khoản nợ vay.

Thủ tục vay

Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng khá nhanh gọn và đơn giản, bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ vay thế chấp bao gồm một số các giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của quỹ tín dụng.
  • Hồ sơ pháp lý: CMND/hộ chiếu, hộ khẩu/KT3, giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân,… của người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh (nếu có).
  • Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, xác nhận lương, hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh,… của người vay và người cùng trả nợ.
  • Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo.

Vay vốn qua quỹ tín dụng cần những gì?

Vay vốn qua quỹ tín dụng cần những gì?

Lãi suất vay vốn tại quỹ tín dụng

Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 như sau:

“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô) áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,0%/năm.

2. Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 7,0%/năm.”

Quy trình vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng

Sau khi các giấy tờ và hồ sơ đã đầy đủ, khách hàng sẽ thẩm định và tiến hành phê duyệt, thời gian và quy trình phụ thuộc vào từng quỹ tín dụng. Bạn có thể tham khảo quy trình vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng, cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận khách hàng và lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng tiếp nhận đơn xin vay vốn, xác minh xem khách hàng đã là thành viên của quỹ tín dụng hay chưa, nếu chưa là thành viên thì cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng mở thẻ thành viên. Sau đó hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn cho khách hàng làm hồ sơ vay vốn, yêu cầu khách hàng phải photo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận

Bước 2: Thẩm định tín dụng

Cán bộ tín dụng cùng với cán bộ thẩm định nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng để kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành thẩm định:

  • Phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay.
  • Đánh giá khách hàng, tập trung vào các nội dung: tư cách pháp nhân (hồ sơ pháp lý), cách thức, khả năng, kinh nghiệm, tổ chức quản lý và điều hành.
  • Uy tín của khách hàng và người điều hành, uy tín, lợi thế kinh doanh và các thông tin khác đối với khách hàng là doanh nghiệp.
  • Thẩm định phương án vay vốn và trả nợ của khách hàng như: nhu cầu vay vốn, mục đích vay, tổng nhu cầu vốn cần thiết cho phương án kinh doanh.
  • Xác định kế hoạch trả nợ: Trả lãi hàng tháng, trả gốc trong thời hạn bao lâu.
  • Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay đã ghi trong đơn vay như chất lượng tài sản đảm bảo, khả năng chuyển thành tiền. Xác định giá trị tài sản đảm bảo.

Sau đó tiến hành lập báo cáo thẩm định, hồ sơ vay vốn trình giám đốc để xét duyệt cho khách hàng vay.

Bước 3: Quyết định cho vay

Căn cứ vào báo cáo thẩm định và hồ sơ giám đốc sẽ đưa ra quyết định có phê duyệt khoản vay hay không. Nếu phê duyệt sẽ chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng về phòng tín dụng.

Bước 4: Ký hợp đồng tín dụng

Khi nhận hồ sơ đã được duyệt từ phòng giám đốc quỹ tín dụng sẽ bổ sung những tài liệu được yêu cầu từ văn bản phê duyệt khoản vay, lập sáp nhập vào bộ hồ sơ đã được hoàn thiện để trình giám đốc phê duyệt chính thức trên cơ sở các hợp đồng được cán bộ tín dụng lập, người có thẩm quyền sẽ cùng với khách hàng ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay (nếu có ).

Bước 5: Giải ngân

Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực hiện kiểm tra lại hồ sơ vay vốn và đối chiếu các chữ ký trên giấy tờ. Sau khi kiểm tra lập phiếu chi chuyển phòng ngân quỹ tiến hành giải ngân.

Bước 6: Kiểm tra, giám sát và thanh lý hợp đồng

Kiểm tra việc khách hàng rút vốn vay theo định kỳ (nếu khách hàng rút tiền theo định kỳ). Quỹ tín dụng sẽ xem xét tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng đảm bảo tiền vay, tình hình thực hiện các cam kết, nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng. Cũng có thể quỹ tín dụng kiểm tra đột xuất nếu thấy cần thiết, mỗi lần kiểm tra, cán bộ quỹ tín dụng sẽ lập báo cáo về tình hình thực hiện khoản vay của khách hàng.

Trên đây là tất cả những thông tin về vay thế chấp sổ đỏ tại quỹ tín dụng mà chắc hẳn bạn đang thắc mắc, hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc vay vốn. 

Giải đáp thắc mắc và tư vấn MIỄN PHÍ!!

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

2 (1 lượt)

2 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *