avatart

khach

icon

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc phải đóng

Bảo hiểm xã hội

- 15/05/2021

0

Bảo hiểm xã hội

15/05/2021

0

Hiện nay có các loại bảo hiểm bắt buộc nào mà doanh nghiệp cần phải đóng? Đó là thắc mắc của nhiều người lao động cũng như các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.

Mục lục [Ẩn]

Hiện nay nhiều người lao động khi họ đi làm không được các doanh nghiệp đóng cho các loại bảo hiểm bắt buộc làm mất đi quyền lợi mà họ đáng được nhận. Bài viết này sẽ cho bạn biết về các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng giúp bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động.

Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là một trong các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng hiện nay. 

Doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014:

“- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;

- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động, Hợp đồng làm việc;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.”

Mức đóng của doanh nghiệp:

  • Với lao động người Việt Nam: Tổng 17% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng (14% vào Quỹ hưu trí - tử tuất, 3% vào Quỹ ốm đau - thai sản).
  • Với lao động người nước ngoài: Tổng 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng vào Quỹ ốm đau - thai sản.

Lưu ý: Mức đóng với lao động nước ngoài như trên áp dụng đến hết năm 2021, căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Từ 01/01/2022, lao động nước ngoài bổ sung mức đóng:

  • Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
  • Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng

Bảo hiểm y tế (BHYT)

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng đóng BHYT cho người lao động:

“Nhóm 1: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng;”

Mức đóng của doanh nghiệp: Với lao động Việt Nam hay lao động nước ngoài, mức đóng đều là 3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia BHTN cho người lao động:

“3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”

Mức đóng BHTN của doanh nghiệp cho riêng lao động Việt Nam là 1% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Lao động nước ngoài không tham gia loại bảo hiểm này.

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp bắt buộc phải đóng

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN)

Theo Điều 2 Nghị định 37/2016/NĐ-CP về đối tượng đóng BHTNLĐ - BNN như sau:

“2. Người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.”

Mức đóng BHTNLĐ-BNN của doanh nghiệp được quy định:

Trường hợp 1: Trường hợp doanh nghiệp không gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

  • Với lao động Việt Nam: 0.5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
  • Với lao động nước ngoài: 0.5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Trường hợp 2: Trường hợp DN gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (theo điểm b khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):

  • Với lao động Việt Nam: 0.3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.
  • Với lao động nước ngoài: 0.3% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng.

Bảo hiểm TNLĐ-BNN thuộc nhóm bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng cho cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.

Đọc thêm: Những thay đổi về BHXH năm 2021

Như vậy các loại bảo hiểm doanh nghiệp phải đóng là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hãy yêu cầu doanh nghiệp của bạn thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, cũng như đảm bảo các quyền lợi cho bạn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *