avatart

khach

icon

Luật bảo hiểm tai nạn cho người lao động quy định như thế nào?

Bảo hiểm xã hội

- 04/06/2020

0

Bảo hiểm xã hội

04/06/2020

0

Luật bảo hiểm tai nạn được cụ thể hóa thành các nội dung trong các văn bản luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động được thực thi khi xảy ra tai nạn lao động như Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015...

Mục lục [Ẩn]

Quy định của luật bảo hiểm tai nạn được cụ thể hóa thành các nội dung trong các văn bản luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động được thực thi khi xảy ra tai nạn lao động. Chi tiết nội dung về đối tượng tham gia bảo hiểm, mức đóng bảo hiểm, các chế độ bảo hiểm khi bị tai nạn lao động được nêu rõ trong các văn bản pháp luật cụ thể như sau:

Đối tượng đóng bảo hiểm tai nạn lao động

Những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc được quy định trong Điều 2 của Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH như sau:

“a) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

b) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

c) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e) Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

g) Người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ thuộc các đối tượng quy định tại điểm c, d và đ khoản này.”

Luật bảo hiểm tai nạn cho người lao động

Luật bảo hiểm tai nạn cho người lao động được cụ thể hóa trong nội dung các văn bản luật

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc được quy định trong Điều 3 của Nghị định số 44/2017/NĐ-CP như sau:

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức như sau:

a) 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình.

b) 0,5% trên mức lương cơ sở đối với người lao động được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Người lao động bị tai nạn dẫn tới suy giảm khả năng lao động lần đầu từ 5% trở lên sẽ được nhận mức trợ cấp lao động 1 lần hoặc hàng tháng. Mức trợ cấp cụ thể sẽ căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động và số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Khi người lao động bị tai nạn, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả các chế độ bảo hiểm cho người lao động tùy theo mức độ thương tật.

Trách nhiệm hỗ trợ của người sử dụng lao động

Theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã nêu rõ các trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn. Cụ thể:

1. Thanh toán chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục chi trả của quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động tham gia BHYT. 

Trường hợp người lao động không được tham gia BHYT thì đơn vị chịu trách nghiệm chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị tai nạn lao động cho người lao động.

2. Trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian điều trị do tai nạn lao động

3. Trợ cấp cho người lao động khi bị tai nạn lao động mà không phải do lỗi của người lao động:

  • Ít nhất bằng 1,5 lần tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% - 10%, sau đó cứ thêm 1% hưởng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 11% đến 80%.
  • Bồi thường cho người lao động hoặc thân nhân người lao động ít nhất bằng 30 tháng tiền lương nếu người lao động bị suy giảm từ 81% trở lên hoặc tử vong do bị tai nạn lao động.

4. Trường hợp bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì người lao động được hưởng trợ cấp tối thiểu bằng 30% của Mục 3 nêu trên.

5. Tiền lương làm căn cứ chi trả cho người lao động là tiền lương bao gồm tất cả các phụ cấp được ghi trong hợp đồng của người lao động.

Người lao động bị tai nạn được hưởng chế độ từ cơ quan bảo hiểm xã hội của Nhà nước

Người lao động bị tai nạn được hưởng chế độ từ cơ quan bảo hiểm xã hội của Nhà nước

Trách nhiệm chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội

Các chế độ bảo hiểm tai nạn cho người lao động được quy định rõ ràng trong Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH với 6 chế độ như sau:

  • Trợ cấp 1 lần
  • Trợ cấp hàng tháng
  • Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
  • Trợ cấp phục vụ
  • Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị
  • Trợ cấp 1 lần khi chết

Chi tiết bạn xem trong bài viết "Thông tin cần biết về chế độ bảo hiểm tai nạn dành cho người lao động" để biết thêm thông tin.

Thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động

Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động bị tai nạn lao động cần chuẩn bị các giấy tờ thủ tục theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, hồ sơ gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án (trường hợp điều trị nội trú);
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa;
  • Giấy đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (theo mẫu).

Nhìn chung các điều luật về bảo hiểm tai nạn cho người lao động được nêu rõ trong các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể là trong Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Luật bảo hiểm xã hội.

Trên đây là các thông tin cơ bản về đối tượng đóng bảo hiểm, mức đóng, các chế độ và hồ sơ thủ tục của bảo hiểm tai nạn bắt buộc mà người lao động cần nắm được. Việc nắm đầy đủ những quy định về luật bảo hiểm tai nạn sẽ giúp người lao động biết cách yêu cầu các quyền lợi chính đáng nếu không may xảy ra tai nạn lao động.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *