avatart

khach

icon

Hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cần những giấy tờ gì?

Bảo hiểm xã hội

- 13/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội

13/03/2021

0

Hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn gồm sổ bảo hiểm xã hội, giấy ra viện hoặc hồ sơ bệnh án, biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa, giấy đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Mục lục [Ẩn]

Các công việc lao động luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn, đe dọa cuộc sống của người lao động. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cũng như hỗ trợ một phần thu nhập cho người lao động, Nhà nước đã thực hiện chính sách an sinh xã hội thông qua việc đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Điều kiện để được hưởng các chế độ bảo hiểm tai nạn, người lao động cần nắm rõ hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc cần những giấy tờ gì và gửi hồ sơ ở đâu để được giải quyết quyền lợi này.

Các loại giấy tờ của hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn

Tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án (trường hợp điều trị nội trú);
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa;
  • Giấy đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động (theo mẫu).

Hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cần có sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cần có sổ bảo hiểm xã hội

Ngoài ra, Điều 6 và Điều 7 của Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH còn nêu rõ, hồ sơ bảo hiểm tai nạn cho các trường hợp người lao động bị tai nạn giám định lại thương thật, bệnh tật tái phát hay người lao động tiếp tục bị tai nạn. Hồ sơ cụ thể cho từng trường hợp như sau:

Trường hợp được giám định lại khi thương tật, bệnh tật tái phát

Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người bị tai nạn lao động được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị tai nạn lao động đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp; 
  • Bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
  • Biên bản điều tra tai nạn lao động mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động cần có thêm một trong các giấy tờ sau: 
    • Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông
    • Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của hội đồng giám định y khoa 
  • Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của hội đồng giám định y khoa.
  • Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Trường hợp sau giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động

Hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp do tiếp tục bị tai nạn lao động gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội; 
  • Bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động của lần điều trị nội trú sau cùng.
  • Biên bản điều tra tai nạn lao động; Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
    • Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông
    • Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
  • Kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
  • Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa. Trường hợp lần bị tai nạn lao động trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu đối với lần bị tai nạn lao động sau cùng. Trường hợp lần bị tai nạn lao động trước đó nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi đã xảy ra tai nạn lao động trước.
  • Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).

Bạn có thể tham khảo thêm về các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc để nắm rõ quyền lợi và mức trợ cấp của cơ quan bảo hiểm xã hội hiện nay.

Để được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động

Để được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động

Quy trình giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn

Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động gồm 3 bước chính như sau:

  • Bước 1: Người lao động chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm khi bị tai nạn (như phần trên) và nộp cho người sử dụng lao động
  • Bước 2: Người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ người lao động.
  • Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động. Trường hợp không giải quyết phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hãy tham khảo thêm thông tin chi tiết về bảo hiểm tai nạn và các công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm tai nạn uy tín hiện nay trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ để so sánh và lựa chọn phù hợp.

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về hồ sơ hưởng bảo hiểm tai nạn cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động bắt buộc. Hy vọng qua đây bạn có cho mình được những thông tin hữu ích và biết cách chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *