avatart

khach

icon

Vỡ nợ là gì? Các trường hợp vỡ nợ phổ biến

Thị trường tài chính

- 29/10/2020

0

Thị trường tài chính

29/10/2020

0

Vỡ nợ là khái niệm thường xuyên được sử dụng trong hoạt động vay vốn hay chứng khoán. Vậy vỡ nợ là gì? Có những trường hợp vỡ nợ nào?

Mục lục [Ẩn]

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ (tiếng Anh là Default) là việc một cá nhân hay doanh nghiệp, thậm chí các quốc gia không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn. Hiểu đơn giản, vỡ nợ chính là việc bạn không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán.

Như vậy khi người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc tránh hoặc ngừng thanh toán thì vỡ nợ sẽ xảy ra. Các chủ nợ thường tính toán trước được rủi ro vỡ nợ.

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ là mất khả năng thanh toán các khoản nợ

Đặc điểm của vỡ nợ

Vỡ nợ có các đặc điểm nổi bật sau đây:

- Vỡ nợ có thể xảy ra với tất cả các khoản nợ có đảm bảo và không có đảm bảo. Nếu người đi vay không thanh toán kịp thời thì khoản vay có thể bị vỡ nợ:

  • Vỡ nợ có thể xảy ra với các khoản vay thế chấp tài sản như vay mua nhà, vay kinh doanh, vay mua xe… 
  • Vỡ nợ có thể xảy ra khi bạn vay tín chấp không cần tài sản đảm bảo 

- Vỡ nợ có thể xảy ra trong chứng khoán. Theo đó, nếu một công ty phát hành trái phiếu, vay mượn từ các nhà đầu tư nhưng không thể thực hiện thanh toán trả nợ cho các trái chủ thì công ty đó được xem là vỡ nợ.

- Vỡ nợ ảnh hưởng và tác động xấu đến tín dụng cũng như khả năng vay vốn trong tương lai của người đi vay

Các trường hợp vỡ nợ

Trong hoạt động vay vốn, vỡ nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu người đi vay không còn khả năng thanh toán. Dưới đây là các khoản nợ có thể xảy ra vỡ nợ:

- Vỡ nợ trên khoản nợ có bảo đảm: Các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp có thể xảy ra vỡ nợ. Khi một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một quốc gia vỡ nợ, người cho vay hoặc nhà đầu tư sẽ truy đòi lại các khoản tiền của họ. Đối với một khoản vay có bảo đảm, người cho vay có yêu cầu pháp lý đối với tài sản thế chấp của người đi vay để đáp ứng khoản vay như phát mại tài sản thế chấp.

- Vỡ nợ trên khoản nợ không có bảo đảm: Các khoản nợ không có đảm bảo như vay tín chấp, nợ thẻ tín dụng… cũng có thể xảy ra vỡ nợ. Dù các khoản vay không có tài sản đảm bảo nhưng khi xảy ra vỡ nợ người cho vay vẫn có quyền truy đòi pháp lý đối với việc vỡ nợ. Thông thường phán quyết này sẽ thuộc về tòa án.

- Vỡ nợ trên khoản vay sinh viên: Thông thường cho vay sinh viên là khoản nợ không có đảm bảo nên vỡ nợ trên khoản vay cho sinh viên sẽ mang lại hậu quả tương tự như khi bạn vay tín chấp mà bị vỡ nợ, mất khả năng thanh toán.

- Vỡ nợ trên hợp đồng tương lai: Trường hợp này xảy ra khi một bên không thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong thỏa thuận. Bởi vậy vỡ nợ trong trường hợp này liên quan đến việc không giải quyết hợp đồng trước ngày yêu cầu. 

- Vỡ nợ quốc gia: Trường hợp này xảy ra khi một quốc gia không thể trả nợ. Thông thường nếu một quốc gia vỡ nợ sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động đến thị trường tài chính của quốc gia đó. Lúc này nền kinh tế có thể đi vào suy thoái, đồng tiền mất giá và dẫn đến lạm phát.

Trường hợp vỡ nợ

Vỡ nợ có thể xảy ra trên nhiều khoản nợ khác nhau

Hậu quả của vỡ nợ

Khi vỡ nợ xảy ra đa phần sẽ có những tác động tiêu cực đến người vay là cá nhân, doanh nghiệp hoặc quốc gia. Cụ thể, vỡ nợ sẽ đưa đến những hậu quả sau đây:

  • Vỡ nợ sẽ khiến người vay nhận được các nhận xét tiêu cực về báo cáo tín dụng, đồng thời điểm tín dụng sẽ bị hạ thấp
  • Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng từ đó làm giảm cơ hội nhận được các khoản tín dụng trong tương lai của người vay.
  • Người vay có thể sẽ phải nhận lãi suất cao hơn đối với khoản nợ hiện tại và các khoản nợ mới (nếu được vay)

Đối với một quốc gia, khi tuyên bố vỡ nợ sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến danh tiếng của một quốc gia. Trong tương lai nếu khi đi vay, một quốc gia từng vỡ nợ sẽ phải trả lãi suất cao hơn. Cho nên rất nhiều quốc gia lựa chọn cách cứu vãn danh tiếng của mình bằng việc tái cấu trúc các khoản nợ thay vì thẳng thừng từ chối chi trả. Các cách tái cấu trúc nợ vay có thể được thực hiện như giảm tiền lãi, tiền nợ gốc hoặc gia hạn thời gian trả nợ.

Đặc biệt khi một quốc gia bị vỡ nợ, giá trị đồng nội tệ sẽ lao dốc, người dân và các nhà đầu tư sẽ đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. Điều này gây ra một số bất ổn trong thị trường tài chính cũng như sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến vỡ nợ

Vỡ nợ công là gì?

Nợ công hay còn gọi là nợ chính phỉ, nợ quốc gia. Đây là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. 

Như vậy vỡ nợ công chính là vỡ nợ quốc gia, khi một quốc gia tuyên bố vỡ nợ đồng nghĩa với việc quốc gia đó mất khả năng chi trả và thanh toán các khoản nợ mà họ đang vay.

Vỡ nợ quốc gia là gì?

Vỡ nợ quốc gia hay sự vỡ nợ quốc gia (tiếng Anh là Sovereign Default hoặc National Default) là việc một chính phủ thất bại trong việc trả các khoản nợ quốc gia. 

Các quốc gia thường muốn tránh sự vỡ nợ, bởi nó khiến việc vay vốn trong tương lai của quốc gia đó trở nên khó khăn và tốn kém hơn. 

Vỡ nợ quốc gia là trường hợp tương đối hiếm. Nguyên nhân xảy ra vỡ nợ quốc gia thường là do ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế. 

Vỡ nợ trái phiếu là gì?

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp'), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (công trái hoặc trái phiếu chính phủ).

Vỡ nợ trái phiếu nghĩa là người phát hành trái phiếu không còn khả năng chi trả khoản vay theo cam kết nợ đã được xác định trong hợp đồng vay với trái chủ (người mua trái phiếu).

Vỡ nợ trái phiếu

Vỡ nợ trái phiếu

Xác suất vỡ nợ PD là gì?

Xác suất vỡ nợ (tiếng Anh là Default Probability hay Probability Of Default, viết tắt là PD) là khả năng người đi vay sẽ không thể thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ trong một khoảng thời gian, thông thường là một năm.

Xác suất vỡ nợ PD sẽ phụ thuộc vào tính chất của người đi vay và môi trường kinh tế.

Đối với một khoản vay thế chấp, người nhận thế chấp sẽ đánh giá rủi ro vỡ nợ của người đi vay dựa trên điểm tín dụng và nguồn lực tài chính của họ. Đây gọi là xác suất vỡ nợ của người thế chấp, giá trị nó càng cao thì lãi suất cho người thế chấp sẽ càng lớn.   

Còn trong thị trường trái phiếu, trái phiếu lợi tức cao có xác suất vỡ nợ cao nhất do đó phải có lãi suất cao để bù đắp cho phần bù rủi ro bổ sung. Trong khi đó, trái phiếu chính phủ thường trả lãi suất thấp nhất do có rủi ro rất thấp.   

Đối với các doanh nghiệp, xác suất vỡ nợ được thể hiện qua xếp hạng tín dụng của họ. 

Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì bị xử lý thế nào?

Pháp luật quy định rõ, việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015. Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự - Người vay tiền bị xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự (vay, mượn hợp, gửi giữ...) hợp pháp thì dùng thông tin gian dối, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
  • Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự vay mượn hợp pháp thì bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự;
  • Sau khi nhận được tiền vay bằng quan hệ dân sự hợp pháp thì sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả lại tài sản thì sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015

Với những thông tin trên đây hy vọng bạn đã hiểu rõ về vỡ nợ cũng như những hậu quả mà nó mang lại. Vỡ nợ có thể kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với một cá nhân, doanh nghiệp hoặc thậm chí là một quốc gia.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *