avatart

khach

icon

Hạn mức rủi ro là gì? Quy định về hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại

Thị trường tài chính

- 08/01/2021

0

Thị trường tài chính

08/01/2021

0

Mục lục [Ẩn]

Hạn mức rủi ro là gì?

Hạn mức rủi ro có thể hiểu là giới hạn mức rủi ro tối đa xảy ra trong hoạt động của một tổ chức vào một thời điểm nhất định được quy định trong kế hoạch của tổ chức đó hoặc theo một quy định chung cho toàn bộ các tổ chức liên quan. Hạn mức rủi ro thường được xác định trên cơ sở khẩu vị rủi ro, đo lường rủi ro cho các hoạt động kinh doanh, các bộ phận kinh doanh, cá nhân tham gia vào các giao dịch có rủi ro.

Hạn mức rủi ro là khái niệm được sử dụng nhiều trong hoạt động cho vay của ngân hàng hoặc trên thị trường tài chính. Thuật ngữ phổ biến nhất chính là hạn mức rủi ro tín dụng. Người cho vay luôn phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. 

Hạn mức rủi ro tín dụng là gì?

Hạn mức rủi ro tín dụng chính là mức giới hạn nhất định cho các rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Biểu hiện của rủi ro tín dụng là:

  • Khách hàng chậm trả nợ
  • Khách hàng trả nợ không đầy đủ
  • Khách hàng không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay

Các rủi ro này sẽ gây ra những tổn thất về tài chính và tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Hạn mức rủi ro tín dụng

Khách hàng trả nợ không đủ, chậm trả... là biểu hiện của rủi ro tín dụng

Phân loại rủi ro tín dụng

Theo Điều 1, Thông tư số 40/2018/TT-NHNN, rủi ro tín dụng bao gồm:

a) Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong đó, khách hàng (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có quan hệ với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận cấp tín dụng (bao gồm cả nhận cấp tín dụng thông qua ủy thác), nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

b) Rủi ro tín dụng đối tác là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác. Trong đó, đối tác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có giao dịch với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác”

Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí cơ bản sau đây:

Nợ quá hạn

Trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại, nợ quá hạn chính là chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh rủi ro tín dụng. Khi người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn trả nợ đã cam kết theo hợp đồng thì nợ quá hạn sẽ phát sinh. 

Tùy vào thời gian quá hạn mà ngân hàng sẽ xác định khoản nợ của người vay vào các nhóm sau:

  • Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nợ cần chú ý
  • Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nợ nghi ngờ
  • Nợ có khả năng mất vốn

Nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại được phản ánh qua 2 tiêu chí là tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn. Trong đó:

  • Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ
  • Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn/Tổng số khách hàng có dư nợ

Theo đó, nếu như ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn nhỏ thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro thấp.

Nợ xấu

Nợ xấu trong hoạt động tín dụng chính là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày, bị nghi ngờ về khả năng trả nợ và thu hồi vốn của người cho vay. Chỉ tiêu nợ xấu chính là yếu tố phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng của ngân hàng. 

Nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNH, các khoản cho vay khách hàng sẽ được phân thành 5 nhóm dựa trên mức độ rủi ro bao gồm: 

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (quá hạn dưới 10 ngày)
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 - 90 ngày)
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn quá hạn từ 91 - 180 ngày)
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 - 360 ngày)
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn quá hạn trên 360 ngày).

Nợ xấu được phản ánh qua các tiêu chí sau đây:

  • Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được, nhưng mức tỷ lệ tốt nhất là 1 - 3%.
  • Tỷ trọng nợ xấu theo nhóm nợ = Dư nợ xấu nhóm (3,4,5)/Tổng dư nợ xấu
  • Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu
  • Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất

Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Theo đó, dự phòng rủi ro chính là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

Trong hoạt động tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng. Cụ thể như sau:

  • Dự phòng cụ thể: Chính là bảo hiểm rủi ro cho từng khoản vay cụ thể
  • Dự phòng chung: Bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và xuất phát từ nhiều yếu tố. Về cơ bản rủi ro tín dụng do 3 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân từ chính ngân hàng

Các yếu tố xuất phát từ chính ngân hàng cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các rủi ro tín dụng ở nguy cơ cao. Theo đó:

  • Do ngân hàng thường chủ quan, tỏ thái độ có khả năng và sẵn sàng hứng chịu cũng như khắc phục rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định
  • Do mở rộng tín dụng quá mức khiến cho việc lựa chọn khách hàng không kỹ, giảm khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay dẫn đến quy trình tín dụng không được thực hiện chặt chẽ. 
  • Đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng bộc lộ sự yếu kém 

Nguyên nhân rủi ro tín dụng

 Rủi ro tín dụng xuất hiện từ thái độ, đội ngũ nhân viên ngân hàng

Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng dùng khoản vay cho mục đích đầu tư vào các lĩnh vực mạo hiểm, có sự biến động của thị trường dẫn đến việc không thu được lợi nhuận nên không đủ khả năng chi trả khoản vay.
Một số khách hàng cố tình lừa đảo nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng.

Ảnh hưởng từ các nguyên nhân khách quan

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ như môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, môi trường pháp lý… Và các yếu tố này có thể tác động đến hoạt động tín dụng và có nguy cơ làm xuất hiện rủi ro tín dụng.

Hệ quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có tác động lớn đến ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế nói chung. Theo đó:

  • Đối với ngân hàng: Giảm sút uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng. Theo đó, nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lớn, có nhiều khoản vay không thu hồi được thì uy tín sẽ bị sụt giảm đầu tiên. Tiếp đến là sụt giảm khả năng thanh toán đối với các nguồn tiền gửi của ngân hàng thương mại, gây ra nhiều bất cập trong hoạt động kinh doanh.
  • Đối với nền kinh tế chung: Khi rủi ro tín dụng xảy ra, người dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng sẽ có động thái rút tiền và chấm dứt quan hệ vì sự bị ảnh hưởng. Điều này phần lớn khiến nền kinh tế chung bị ảnh hưởng. 

Quy định về hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng nói chung và hạn mức rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại chịu sự quy định và quản lý chặt chẽ của pháp luật. Cụ thể:

Quy định về hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu

Khoản 3 Điều 29 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ghi rõ:

“3. Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây:

a) Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng của ngành, lĩnh vực kinh tế;

b) Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng tương ứng của sản phẩm, hình thức bảo đảm”.

Quy định về hạn mức rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Theo Điều 25 Thông tư 13/2018/TT-NHNN, hạn mức rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại được quy định như sau:

“1. Hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại do Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành, sửa đổi, bổ sung (bao gồm cả việc điều chỉnh hạn mức rủi ro). Thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hạn mức rủi ro của chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của ngân hàng mẹ.

2. Hạn mức rủi ro phải đảm bảo:

a) Tuân thủ các quy định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định của Ngân hàng Nhà nước;

b) Có hạn mức rủi ro đối với rủi ro trọng yếu;

c) Tuân thủ khẩu vị rủi ro, chiến lược quản lý rủi ro và tổng tài sản có rủi ro phân bổ cho rủi ro đó;

d) Đầy đủ và cụ thể để kiểm soát rủi ro phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, bộ phận tham gia vào các giao dịch có rủi ro;

đ) Phải được rà soát, đánh giá lại (điều chỉnh nếu cần thiết) tối thiểu một năm một lần hoặc khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp điều chỉnh hạn mức rủi ro của ngân hàng thương mại theo hướng nới lỏng, Tổng giám đốc (Giám đốc) phải báo cáo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên sau khi điều chỉnh;

e) Được phổ biến cho các cá nhân, bộ phận có liên quan.

3. Trường hợp một hoạt động, giao dịch, sản phẩm có hạn mức rủi ro khác nhau đối với các rủi ro khác nhau, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải áp dụng hạn mức thận trọng hơn”.

Biện pháp phòng ngừa và cách xử lý khi xảy ra rủi ro tín dụng

Để phòng ngừa cũng như xử lý các rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nội bộ ngân hàng nói riêng cũng như Nhà nước nói chung cần có các biện pháp phòng ngừa cũng như xử lý rủi ro tín dụng. 

Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Để phòng ngừa rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Thiết lập chính sách tín dụng phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng: Ngân hàng cần xây dựng và thiết lập các chính sách tín dụng như chính sách khách hàng, chính sách quy mô, giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Từ đó, tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời trong kinh doanh tín dụng.
  • Phân tích tín dụng, thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư của khách hàng kỹ càng: Khi phân tích tín dụng, thẩm định dự án đầu tư của khách hàng kỹ càng, ngân hàng sẽ đánh giá được tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh cũng như dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn. Từ đó đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng
  • Xếp hạng tín dụng: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN đã quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng. 
  • Bảo đảm tín dụng bằng tài sản: Biện pháp này giúp phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng một cách tốt nhất. Khi đảm bảo khoản vay bằng tài sản có giá trị, ngân hàng sẽ tạo cơ sở pháp lý để thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng vay.
  • Mua bảo hiểm tín dụng: Với biện pháp này, nếu khách hàng không may gặp rủi ro dẫn đến việc không có thu nhập để trả nợ, lúc này công ty bảo hiểm sẽ chi trả cho ngân hàng thay khách hàng.
  • Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Các ngân hàng thương mại phải lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để có thể khắc phục tốt các trường hợp hợp rủi ro tín dụng xấu có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng. 

Quỹ dự phòng rủi ro ngân hàng

Ngân hàng phải lập quỹ dự phòng rủi ro

Cách xử lý khi đã xảy ra rủi ro tín dụng

Khi rủi ro tín dụng đã xảy ra, các ngân hàng thương mại có thể áp dụng các biện pháp xử lý sau đây: 

  • Gia hạn nợ cho khách hàng: Ngân hàng có thể thực hiện việc kéo dài thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) cho khách hàng vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký.
  • Xem xét cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: Biện pháp này chỉ nên áp dụng cho trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, sản xuất và ngân hàng có thể phân tích, đánh giá được khả năng khôi phục này. 
  • Thực hiện các biện pháp thanh lý như thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc trực tiếp sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay…
  • Xóa nợ (gốc, lãi): Nghĩa là không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.
  • Biện pháp pháp lý với sự can thiệp cho pháp luật. 

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến hạn mức rủi ro

Hạn mức rủi ro thanh khoản là gì?

Hạn mức rủi ro thanh khoản có thể hiểu là giới hạn tối đa cho rủi ro thanh khoản - một loại rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Rủi ro này xảy ra khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hay các tài sản ngắn hạn mang tính khả thi nhằm đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền, cũng như người đi vay.

Hiểu đơn giản rủi ro thanh khoản là rủi ro do:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc
  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.

Khoản 3, Điều 48 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định, hạn mức rủi ro thanh khoản của ngân hàng bao gồm:

  • Các hạn mức rủi ro bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn;
  • Các hạn mức khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 

Hạn mức rủi ro thị trường của ngân hàng thương mại quy định như thế nào?

Hạn mức rủi ro thị trường của ngân hàng thương mại được quy định tại Khoản 2 Điều 38 Thông tư 13/2018/TT-NHNN như sau:

Hạn mức rủi ro thị trường tối thiểu bao gồm:

a) Hạn mức rủi ro lãi suất: Hạn mức rủi ro lãi suất đối với danh mục sản phẩm giao dịch, hạn mức cho giao dịch viên, hạn mức cắt lỗ, hạn mức về tổng trạng thái rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh;

b) Hạn mức rủi ro ngoại hối: Hạn mức về tổng trạng thái ngoại tệ dương tổng trạng thái ngoại tệ âm; hạn mức cho giao dịch viên; hạn mức cắt lỗ;

c) Hạn mức rủi ro giá cổ phiếu tự doanh đối với công ty con là công ty chứng khoán của ngân hàng thương mại;

d) Hạn mức rủi ro giá hàng hóa: Hạn mức đối với danh mục sản phẩm giao dịch; hạn mức cho giao dịch viên; hạn mức cắt lỗ

Hạn mức rủi ro tập trung được hiểu như thế nào?

Hạn mức rủi ro tập trung được hiểu là mức giới hạn tối đa cho rủi ro tập trung, là rủi ro do ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có hoạt động kinh doanh tập trung vào một khách hàng (bao gồm người có liên quan), đối tác, sản phẩm, giao dịch, ngành, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ ở mức độ có tác động đáng kể đến thu nhập, trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Có thể thấy, trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro tín dụng là điều luôn xảy ra đối với một hợp đồng tín dụng cụ thể. Điều quan trọng là ngân hàng đó có chính sách, biện pháp gì để có thể đối phó với những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Cho nên quản lý rủi ro chính là mục tiêu lớn nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận sau khi có sự điều chỉnh mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép của các ngân hàng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4 (1 lượt)

4 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *