Đóng Bảo hiểm xã hội 6 tháng có rút được không?
Mục lục [Ẩn]
Với thị trường lao động trẻ và có nhiều biến động như ở Việt Nam, vấn đề hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sau khi nghỉ việc được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những quy định này, ví dụ như đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng có rút được không?
Cách tính bảo hiểm xã hội 6 tháng
Với những người lao động chưa đóng đủ 20 năm BHXH và không có ý định nhận lương hưu thì có thể chuyển sang hưởng chế độ BHXH 1 lần. Tại Điều 56 Luật BHXH 2006 đưa ra quy định về mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
"Mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm đã đóng BHXH cứ mỗi năm tính bằng 1.5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH."
Quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BHXH 2006:
“Khi tính mức BHXH 1 lần, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì được tính như quy định tại Khoản 5 Điều 28 Nghị định này.”
Nội dung Khoản 5 Điều 28:
“Khi tính mức lương hưu hằng tháng và trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến 6 tháng thì tính là nửa năm; từ trên 6 tháng đến 12 tháng tính tròn 1 năm.”
Vậy đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng có rút được không?
Câu trả lời là có, và cách tính bảo hiểm xã hội 6 tháng như sau:
- Trường hợp bạn tham gia đóng BHXH dưới 6 tháng đến tròn 6 tháng sẽ được tính là nửa năm. Như vậy, bạn sẽ nhận được ½ của 1.5 tháng lương mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
- Trường hợp bạn tham gia đóng BHXH trên 6 tháng đến 12 tháng thì được tính tròn 1 năm đóng BHXH. Như vậy, bạn sẽ nhận được 1.5 tháng lương mức bình quân tiền lương đóng BHXH.
Hướng dẫn tính BHXH 1 lần cho người tham gia đóng BHXH 6 tháng
Đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi sinh
Căn cứ vào Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định về điều kiện hưởng thai sản:
"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- a) Lao động nữ mang thai
- b) Lao động nữ sinh con
- c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- d)Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
- đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
- e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d Khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi."
Vậy nên, việc đóng bảo hiểm 6 tháng trước khi sinh liên tiếp trong vòng 12 tháng sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trong trường hợp nữ lao động tham gia BHXH bắt buộc nhưng nghỉ việc, mà vẫn đủ thời gian nhận BHXH chế độ thai sản thì xử lý thể nào? Xem chi tiết tại đây.
Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về chủ đề đóng bảo hiểm 6 tháng có rút được không. Việc đóng BHXH là quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Vậy nên hãy cân nhắc kỹ trước khi đóng/rút BHXH để đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất