avatart

khach

icon

Những thủ tục cần làm với Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc

Bảo hiểm xã hội

- 19/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội

19/03/2021

0

Bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc cần thực hiện những thủ tục cần thiết để lĩnh một trong hai chế độ sau: Trợ cấp thất nghiệp hoặc BHXH 1 lần khi quyết định dừng đóng BHXH.

Mục lục [Ẩn]

Xử lý thủ tục bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc là những điều cần làm của người lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các thông tin, thủ tục này. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ tổng hợp những điều cần thiết về chủ đề này cho những người lao động quan tâm.

Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc thế nào?

Sau khi nghỉ việc, người lao động được lựa chọn một trong hai chế độ BHXH, đó là: Làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoặc đăng ký hưởng BHXH 1 lần.

Bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, BHTN được định nghĩa như sau: "Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN."

BHTN là loại hình bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện với mục đích phi lợi nhuận, giúp cho người lao động không may thất nghiệp và giải quyết khó khăn cho người lao động.

Hiện nay, các chế độ BHTN gồm có: Trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn và giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm duy trì việc làm cho người lao động.

Căn cứ vào Điều 43 Luật việc làm 2013, những đối tượng sau bắt buộc phải  tham gia BHTN:

- Người lao động

  • "a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  • b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
  • c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp."

Khi người lao động nghỉ việc nếu đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp

 

Người lao động đủ điều kiện sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ việc

- Người sử dụng lao động
"Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này."

Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định về mức đóng BHXH hàng tháng của người sử dụng lao động và người lao động:

  • Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHXH;
  • Người lao động đóng 1% tiền lương tháng.

Bảo hiểm xã hội 1 lần

Sau khi nghỉ việc, nhiều người lao động không đi làm ở nơi khác, có thể ra ngoài kinh doanh riêng nên không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc, cũng như không đóng BHXH tự nguyện. Một số người có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần.

Để đăng ký hưởng BHXH 1 lần, người lao động phải là một trong 6 đối tượng được quy định trong Điều 60 Luật BHXH năm 2014. Nếu đáp ứng được điều kiện đăng ký, người lao động cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ theo Điều 109 Luật BHXH 2014 và nộp tại cơ quan BHXH có thẩm quyền giải quyết. Sau đó, đợi cơ quan trả kết quả và tổ chức chi trả.

Đọc thêm: Thông tin chi tiết về BHXH 1 lần

Các loại giấy tờ cần nhận lại khi nghỉ việc

Nghỉ việc là khi người sử dụng lao động và người lao động đã kết thúc hợp đồng lao động. Do đó, người sử dụng lao động cần xử lý các thủ tục giấy tờ và giao lại cho người lao động. Những giấy tờ đó gồm:

- Sổ bảo hiểm xã hội (Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH  tiến hành xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động và trả sổ BHXH tối đa trong vòng 30 ngày kể từ khi kết thúc HĐLĐ);

- Một trong các loại giấy tờ chứng minh việc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc:

  • HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hay đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Quyết định thôi việc;
  • Quyết định sa thải;
  • Quyết định buộc kỷ luật thôi việc;
  • Thông báo/thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc;
  • Xác nhận của đơn vị sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động, loại hợp đồng đã ký; lý do và thời điểm chấm dứt HĐLĐ với người lao động;
  • Xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về doanh nghiệp, hợp tác xã giải thể, phá sản. Hoặc phải có quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức với trường hợp người lao động là quản lý của doanh nghiệp hay hợp tác xã.

Hướng dẫn thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp

Quy trình nhận trợ cấp thất nghiệp

Để nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp

Trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mới và muốn hưởng BHTN thì cần trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) tại địa phương nơi mà người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

  • Sổ BHXH;
  • Đơn đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của HĐLĐ/Hợp đồng làm việc đã hết hạn; quyết định thôi việc/sa thải/kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo/thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ;
  • 2 ảnh 3 x 4;
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân;
  • Bản photo sổ hộ khẩu/sổ tạm trú nếu nộp hồ sơ hưởng BHTN tại nơi cư trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bước 2: Đợi thời hạn giải quyết thủ tục

  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ đăng ký trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động vẫn chưa tìm được việc làm thì TTGTVL sẽ xác nhận giải quyết hồ sơ trợ cấp thất nghiệp.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ, TTGTVL đưa ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động.
  • Ngày thứ 16 kể từ khi nộp hồ sơ được xác định là thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

  • Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH địa phương có trách nhiệm thực hiện trả tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo BHYT.
  • Hàng tháng, cơ quan BHXH địa phương sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó, nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp từ người lao động.

Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng của người lao động

Hàng tháng, người lao động phải đến TTGTVL trình diện và thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong trường hợp muốn tìm việc nhanh, người lao động có thể nhờ đơn vị này hỗ trợ.

Cách tính trợ cấp thất nghiệp

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng hoàn thành thêm mỗi năm thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Căn cứ vào Điều 50 Luật Việc làm 2013, người lao động có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo công thức:

Mức trợ cấp thất nghiệp = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Lưu ý: Mức trợ cấp tối đa hàng tháng không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động có chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn Minh đóng BHTN được 52 tháng, mức lương bình quân 6 tháng liền trước khi nghỉ việc là 6.000.000 vnđ/tháng.

Thời gian được hưởng BHTN của ông Minh là:

  • 36 tháng đầu tiên, ông được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • 12 tháng tiếp theo, ông được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • 4 tháng còn lại, ông được cộng dồn cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy, ở thời điểm này, ông Minh nhận được 4 tháng trợ cấp thất nghiệp, mức hưởng như sau:

6.000.000 x 60% = 3.600.000 vnđ/tháng

Hướng dẫn thủ tục lấy bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều 60 Luật BHXH 2014 quy định về đối tượng nghỉ việc muốn đăng ký nhận BHXH 1 lần:

“Người tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13).”

Thủ tục hưởng BHXH 1 lần

 

Người lao động hưởng BHXH 1 lần khi không có nhu cầu đóng tiếp BHXH

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội 1 lần

Trong trường hợp người lao động đã nghỉ việc 1 năm, không tiếp tục đóng BHXH và có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ theo hướng dẫn trong điều 109 Luật BHXH 2014:

  • Sổ bảo hiểm xã hội;
  • Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB);
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân;
  • Sổ hổ khẩu/Sổ đăng ký tạm trú.

Nơi tiếp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết

Người lao động tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh/thành phố với những trường hợp được phân cấp giải quyết hưởng BHXH 1 lần tại nơi cư trú (đăng ký tạm trú/thường trú) được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 166/QĐ-BHXH.

Cơ quan BHXH có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết thủ tục hưởng BHXH 1 lần cho người lao động trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu có vấn đề phát sinh không giải quyết đúng hạn, đơn vị này cần đưa ra lời giải thích bằng văn bản đến người lao động.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức chi trả BHXH 1 lần dựa và số năm người lao động đóng BHXH. Cứ mỗi năm đóng hoàn thiện, người lao động sẽ được hưởng:

  • 1,5 tháng bình quân tiền lương cho những năm đóng BHXH trước 2014;
  • 2 tháng bình quân tiền lương cho những năm đóng BHXH sau 2014;
  • Với những người lao động đóng BHXH chưa đủ 1 năm, mức BHXH 1 lần nhận được bằng số tiền đóng BHXH, tối đa không quá 2 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Công thức tính BHXH 1 lần:

Mức BHXH 1 lần = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau 2014)

Chú thích:

  • Người lao động đóng BHXH từ 01 - 06 tháng sẽ được làm tròn thành nửa năm, đóng trong khoảng 07 - 11 tháng, sẽ được làm tròn cả năm.
  • Trường hợp người lao động đóng BHXH đến trước ngày 01/01/2014 có những tháng lẻ thì những tháng này sẽ được chuyển vào giai đoạn đóng BHXH sau ngày 01/01/2014.
  • Mbqtl: Đây là mức bình quân tiền lương đóng BHXH, được tính theo công thức:

Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm)/ Tổng số tháng đóng BHXH

Quy định về mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH được nêu trong Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH:

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Mức điều chỉnh 4,85 4,12 3,89 3,77 3,50 3,35 3,41 3,42 3,29 3,19 2,96 2,73 2,54 2,35
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020  
Mức điều chỉnh 1,91 1,79 1,64 1,38 1,26 1,18 1,14 1,13 1,10 1,06 1,03 1,00 1,00  

 

Ví dụ: Tính BHXH 1 lần cho người lao động Phạm Ngọc Hưng, tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 1/2019 đến tháng 6 năm 2020. Sau đó nghỉ việc và không đóng thêm BHXH ở bất cứ đơn vị nào. Anh Hưng có nhu cầu hưởng BHXH 1 lần và thời hạn đủ điều kiện nộp hồ sơ là tháng 5/2021. Mức đóng BHXH cụ thể của anh Hưng ở công ty cũng như sau:

  • Từ tháng 1/2019 - tháng 12/2019: 5.000.000 vnđ/tháng
  • Từ tháng 1/2020 - tháng 6/2020: 6.000.000 vnđ/tháng

Trước hết, ta sẽ tính mức bình quân tiền lương:

Mbqtl = {(12 x 5.000.000 x 1.00) + (6 x 6.000.000 x 1.00)} : 18 = 5.333.333,33 vnd

Từ đó suy ra:

Mức trợ cấp hưởng BHXH = 2 x 5.333.333,33 x 1,5 = 16.000.000 vnđ

Như vậy, anh Phạm Ngọc Hưng nhận được mức BHXH 1 lần là 16.000.000 vnd cho 18 tháng đóng BHXH.

Bảo hiểm xã hội đem lại cho người lao động nhiều lợi ích kể cả khi nghỉ việc. Mọi người hãy tìm hiểu kỹ thông tin và tham khảo bài viết này để biết cách nhận chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc nhé!


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *