avatart

khach

icon

Người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản không?

Bảo hiểm xã hội

- 03/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

03/04/2021

0

Bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản là khoản trợ cấp nhiều người lao động thắc mắc có được hưởng hay không? Liệu bảo hiểm thất nghiệp và chế độ thai sản có liên quan gì với nhau không?

Mục lục [Ẩn]

Nhiều trường hợp người lao động quyết định nghỉ việc luôn sau khi nghỉ thai sản. Do vậy, họ cũng có thắc mắc liệu có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản không?

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều 49 Luật Việc Làm 2013 quy định về những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp ở người lao động:

  • Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc có xác định hoặc không xác định thời hạn.
  • Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc, trừ những người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật.
  • Người lao động đã đóng đủ 12 tháng BHTN trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Người lao động chưa tìm được việc làm trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.

Người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ thai sản không?

Để xác định lao động nữ có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau khi nghỉ thai sản không thì cần kiểm tra xem lao động đó có đang đóng BHTN hay không.

Xác định người lao động có đang đóng BHTN tại thời điểm chấm dứt HĐLĐ hay không được nêu trong khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Nghị định 61/2020/NĐ-CP như sau:

“Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp nếu có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và bao gồm cả thời gian sau:

Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng…”

Theo như khoản này, người lao động nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản mà tháng liền kề được xác định là tháng ngay trước thời điểm là tháng ngay trước khi người lao động nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản.

Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau thai sản ra sao

Bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản cho người lao động như thế nào?

Đọc thêm: Bảo hiểm thất nghiệp khi nghỉ việc

Do đó, lao động nữ khi nghỉ thai sản và nghỉ việc luôn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ các điều kiện trên và thời gian tháng liền kề có đóng BHTN.

Chẳng hạn như trường hợp cụ thể của chị Nguyễn Khánh Vy, chị đã ký hợp đồng không xác định thời hạn với một công ty. Khi làm việc ở đây, chị Vy tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm (trong đó có BHTN). Chị Vy nghỉ thai sản từ 01/07/2020 đến hết 31/1/2021. Sau đó, vì một số lý do cá nhân, chị xin công ty nghỉ việc từ 01/02/2021.

Xét theo những thông tin này, chị Vy đã đóng đủ 15 tháng BHTN trong vòng 28 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ. Tháng liền kề trước nghỉ thai sản của chị Vy là tháng 6/2020, tháng này vẫn đang đóng BHTN. Căn cứ vào các quy định trên, chị Vy đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản.

Hy vọng những phân tích và lập luận được nêu trong bài viết đã giúp cho những bạn đọc quan tâm hiểu thêm về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp sau thai sản. Chúng tôi mong người lao động tìm hiểu rõ và áp dụng đúng để đảm bảo quyền lợi cho mình.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *