Quy định hiện hành về chế độ nghỉ bệnh dài ngày
Mục lục [Ẩn]
Trong quá trình làm việc của mỗi người, người lao động khó có thể tránh khỏi những lúc ốm đau, bệnh tật phải nghỉ dài ngày. Vậy hiện nay, chế độ nghỉ bệnh dài ngày có quy định như thế nào?
Điều kiện và thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm dài hạn
Điều kiện hưởng chế độ nghỉ ốm bệnh dài ngày
Điều 25 Luật BHXH năm 2014 quy định về những đối tượng người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Là những đối tượng BHXH bắt buộc như: Cán bộ, công chức, viên chức; người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn,...
- Người lao động bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động bị bệnh nằm trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT.
Chế độ nghỉ bệnh dài ngày cho người lao động
Thời gian hưởng chế độ hưởng nghỉ ốm dài ngày
Còn qua Điều 26 Luật BHXH 2014, ta sẽ nắm được cách tính thời gian chế độ nghỉ bệnh dài ngày của người lao động:
- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được hưởng 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm, 40 ngày nếu đó đủ BHXH từ 15 năm đến 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng đủ BHXH từ 30 năm trở lên.
- Trường hợp người lao động nghỉ ốm do cần điều trị dài ngày thì được nghỉ tối đã 180 ngày tính cả các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Nếu hết 180 ngày mà vẫn phải tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
- Với trường hợp người lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nghỉ 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Như vậy, trường hợp người lao động là một trong các đối tượng được hưởng chế độ nghỉ bệnh dài ngày sẽ được hưởng thời gian nghỉ như quy định trên đây.
Hồ sơ hưởng chế độ nghỉ ốm dài hạn
Một bộ hồ sơ chuẩn bị chế độ hưởng bệnh dài ngày bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản chính/Bản sao giấy ra viện có công chứng;
- Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ, ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ (Mẫu 01B-HSB);
- Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian điều trị ngoại trú;
- Bản sao hồ sơ bệnh án có công chứng.
Thời gian nộp hồ sơ chế độ nghỉ ốm dài ngày
Đơn vị lập và nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.
Quyền lợi được hưởng chế độ nghỉ chữa bệnh dài ngày
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được hưởng những quyền lợi về chế độ nghỉ bệnh dài ngày như sau:
- Người lao động nhận được quyền lợi về BHYT do quỹ BHXH đảm bảo.
- Người lao động nghỉ ốm đau thông thường và nghỉ ốm đau dài hạn được nghỉ tối đa 180 ngày được hưởng mức 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Trong trường hợp nghỉ hết 180 ngày mà người lao động vẫn tiếp tục phải điều trị thì sẽ được hưởng chế độ ở mức thấp hơn. Mức hưởng cụ thể theo tháng bằng:
- 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kệ trước khi nghỉ ốm nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
- 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
- 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm nếu đóng BHXH từ dưới 15 năm.
Đọc thêm:
Bài viết này đã tổng kết những thông tin liên quan đến chế độ nghỉ bệnh dài ngày của người lao động. Chúng tôi mong đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích để những ai nằm trong trường hợp này nắm được và thực hiện đúng để nhận được đầy đủ quyền lợi của mình.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất