avatart

khach

icon

Hướng dẫn điền mẫu xin trợ cấp ốm đau công đoàn

Bảo hiểm xã hội

- 23/04/2021

0

Bảo hiểm xã hội

23/04/2021

0

Mẫu đơn xin trợ cấp ốm đau công đoàn được người sử dụng lao động lập nên nhằm tổng hợp danh sách và chế độ cho những người lao động đủ điều kiện hưởng.

Mục lục [Ẩn]

Mẫu xin trợ cấp ốm đau công đoàn là Mẫu 01B-HSB theo Quyết định 166/QĐ-BHXH mới nhất là Danh sách hưởng chế độ thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh, thai sản cho nam khi vợ sinh con. Mẫu này được lập bởi người sử dụng lao động.

Phương pháp lập và trách nhiệm ghi của người sử dụng lao động

Lưu ý: Đối với trường hợp giao dịch điện tử kèm hồ sơ giấy, khi lập danh sách này phải phân loại chế độ phát sinh theo trình tự ghi trong danh sách, những nội dung không phát sinh chế độ thì không cần hiển thị.

  • Đơn vị tập hợp hồ sơ đề nghị hưởng chế độ của người lao động để nộp cho cơ quan BHXH theo trình tự ghi trong danh sách.
  • Ở góc trên bên trái của Danh sách phải ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia BHXH, số điện thoại liên hệ.
  • Phần đầu: Ghi rõ đợt trong tháng, năm đề nghị xét duyệt; số hiệu tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản để làm cơ sở cho cơ quan BHXH chuyển tiền (trong trường hợp người lao động không có tài khoản cá nhân).

Cơ sở để lập danh sách ở phần này là:

+ Hồ sơ giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
+ Bảng chấm công, bảng lương trích nộp BHXH của đơn vị.

Điền mẫu đơn xin trợ cấp ốm đau

Cách điều mẫu đơn xin trợ cấp ốm đau công đoàn 01B-HSB:

Mẫu đơn 01B-HSB

Chi tiết mẫu đơn 01B-HSB

Phần 1: Danh sách đề nghị hưởng chế độ mới phát sinh:

  • Phần này bao gồm danh sách người lao động đề nghị giải quyết hưởng chế độ mới phát sinh trong đợt.

+ Cột A: Ghi số thứ tự

+ Cột B: Ghi Họ và Tên của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH

  • Cột 1: Ghi mã số BHXH của người lao động trong đơn vị đề nghị giải quyết trợ cấp BHXH,
  • Cột 2: Ghi ngày/tháng/năm đầu tiên người lao động thực hiện nghỉ việc hưởng chế độ theo quy định;
  • Cột 3: Ghi ngày/tháng/năm cuối cùng người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ theo quy định;
  • Cột 4: Ghi tổng số ngày thực tế người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết: Nếu nghỉ việc dưới 1 tháng thì ghi tổng số ngày nghỉ; nếu nghỉ việc trên 1 tháng ghi số tháng nghỉ và số ngày nghỉ lẻ nếu có.
  • Cột C: Ghi số tài khoản, tên ngân hàng, chi nhánh nơi người lao động mở tài khoản; Nếu người lao động không có tài khoản cá nhân thì bỏ trống.
  • Cột D: Ghi chỉ tiêu xác định điều kiện, mức hưởng (Chỉ kê khai đối với đơn vị thực hiện giao dịch điện tử không gửi kèm theo chứng từ giấy):

+ Đối với người hưởng chế độ ốm đau: Ghi đúng mã bệnh được ghi trong hồ sơ; nếu trong hồ sơ không ghi mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh.

+ Trường hợp nghỉ việc để chăm sóc con ốm thì ghi ngày, tháng năm sinh của con.

  • Cột E:

Đối với trường hợp hưởng chế độ ốm đau:

+ Nếu ngày nghỉ hàng tuần của người lao động không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định chung (ngày thứ 7 và Chủ nhật) thì cần ghi rõ.

+ Với những người lao động làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì ghi PCKV 0,7.

+ Đối với con ốm thì ghi mã thẻ BHYT của con.

Phần II: Danh sách đề nghị điều chỉnh số đã được giải quyết

Phần danh sách này được lập với người lao động đã được cơ quan BHXH giải quyết hưởng trợ cấp trong các đợt trước nhưng do tính sai mức hưởng hoặc phát sinh về hồ sơ, về chế độ tiền lương,... làm thay đổi lại mức hưởng, phải điều chỉnh lại theo quy định.

  • Cột A, B, 1, C: Ghi như hướng dẫn tại Phần I.
  • Cột 2: Ghi Đợt/tháng/năm cơ quan BHXH đã xét duyệt được tính hưởng trợ cấp trước đây trên Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (Mẫu C70b-HD tương ứng đợt xét duyệt lần trước của cơ quan BHXH) mà có tên người lao động được đề nghị điều chỉnh trong đợt này.
  • Cột 3: Ghi lý do đề nghị điều chỉnh:

+ Điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp do đơn vị chưa kịp thời báo tăng, do người lao động mới nộp thêm giấy ra viện…

+ Điều chỉnh giảm mức hưởng trợ cấp do giảm mức đóng BHXH nhưng đơn vị chưa báo giảm kịp thời, đơn vị lập nhầm chế độ hưởng, lập trùng hồ sơ; xác định không đúng số ngày nghỉ hưởng trợ cấp,...

Phần cuối danh sách phải có chữ ký số của Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm về các thông tin nêu trong danh sách. Với hồ sơ giấy thì Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Đọc thêm: Tổng quan về chế độ ốm đau

Trên đây là hướng dẫn chi tiết điền mẫu xin trợ cấp ốm đau công đoàn để giúp cho người sử dụng lao động điền đúng và đảm bảo quyền lợi cần thiết cho người lao động. Hy vọng chúng tôi đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc quan tâm.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *