avatart

khach

icon

Ngân hàng và cuộc đua không thể chậm chân giữa thời đại 4.0

Thông tin ngân hàng

- 25/05/2021

0

Thông tin ngân hàng

25/05/2021

0

Để cạnh tranh và tạo sự bứt phá, lĩnh vực ngân hàng đang sôi động với cuộc đua chuyển đổi số.

Mục lục [Ẩn]

Giữa thời đại 4.0, việc đổi mới và số hóa mô hình kinh doanh gần như là vấn đề sống còn của nhiều ngân hàng để có thể cạnh tranh trên thị trường và tạo ra sự bứt phá trong tương lai. Điều này khiến không ít ngân hàng đưa ra các quyết định chuyển đổi số hóa nhằm thích ứng nhanh với sự phát triển của xã hội đồng thời đáp ứng nhu cầu về dịch vụ số của khách hàng trong mọi lúc mọi nơi. Cuộc đua số hóa vì thế cũng bắt đầu.

Ngân hàng chuyển mình trên con đường số hóa

Sự thay đổi đối với ngân hàng trong thời đại công nghệ 4.0 là tất yếu. Các ngân hàng theo đó cũng nỗ lực đưa ra các quyết định về việc chuyển mình theo xu hướng này.

Đối với việc chuyển đối số, trước đó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cũng đã ký Quyết định 810/QĐ-NHNN, phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Việc đưa ra quyết định này được xem là sự hỗ trợ giúp các tổ chức tín dụng có những bước chuyển mình đúng đắn và đẩy nhanh công cuộc chuyển đối số, nhằm mang đến những trải nghiệm giá trị cho khách hàng.

Năm 2021, tại đại hội cổ đông thường niên, các ngân hàng đều đưa ra những mục tiêu cụ thể cho việc chuyển đối số giữa thời đại 4.0. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đề ra mục tiêu lớn trong năm 2021 và các năm tiếp theo là thực hiện thành công kế hoạch chuyển đổi số với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Để triển khai kế hoạch này, NCB đã hợp tác với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Còn ngân hàng MBbank trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm đều chi 50 triệu USD để đầu tư phát triển con người và xây dựng văn hoá số, tạo dựng môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo và chuyên nghiệp như một công ty công nghệ.

Bên cạnh việc đưa ra những chiến lược, mục tiêu và giải pháp đầu tư cụ thể, các ngân hàng cũng bắt tay vào việc phát triển các mô hình số hóa để tạo sự bứt phá trong cuộc đua công nghệ. Một số điển hình như: 

- MBBank phát triển mô hình ngân hàng tự động MB SmartBank - mô hình được đồng bộ O2O (Online to Offline và ngược lại) cùng các giải pháp tư vấn tài chính thông minh, cho phép khách hàng tự phục vụ hoặc được phục vụ với các trải nghiệm số tối đa. Đến nay, MBBank có 27 SmartBank tại Hà Nội và TP HCM; dự kiến mở rộng gấp đôi số điểm trong năm 2021 - 2022.

- Ngân hàng Quốc tế (VIB) triển khai sáng kiến tích hợp cả thẻ tín dụng lẫn thẻ thanh toán với tiện ích nhân đôi khi ra mắt thẻ Online Plus 2in1 và tích hợp tính năng thẻ ảo sử dụng ngay khi được phê duyệt.

- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) ra mắt gói tài khoản thanh toán thông minh, mở trực tuyến với nhiều đặc quyền khi giao dịch trực tuyến qua ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI.

- Ngân hàng ACB giới thiệu tài khoản trực tuyến có thể thiết lập qua hình thức định danh điện tử (eKYC)

Ngân hàng HDBank áp dụng công nghệ OCR và sinh trắc học nhận diện hình ảnh để triển khai số hóa quy trình mở tài khoản tại quầy...

Những sự thay đổi này hứa hẹn sẽ là bước chuyển mình đầy sáng tạo và mới mẻ đến từ các ngân hàng, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong giao dịch, nhất là ở thời điểm dịch bệnh Covid-19 có nhiều tác động như hiện nay.

Công nghệ định danh ngân hàng OCB

Ngân hàng OCB ứng dụng công nghệ định danh trực tuyến eKYC

Lãnh đạo các ngân hàng nói gì về chuyển đổi số?

Theo số liệu báo cáo về ngân hàng hợp kênh của Backbase, 90% đại diện ngân hàng cho biết sẽ tăng chi cho công nghệ nhằm phát triển các nền tảng giao dịch trực tuyến tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng; 56% ngân hàng tham gia khảo sát cho rằng, tương tác giữa khách hàng với các nền tảng số sẽ đóng vai trò quyết định trong việc giữ chân khách hàng.

Còn theo khảo sát về chuyển đổi số trong ngành ngân hàng tại Việt Nam có 42% tổ chức tín dụng đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số, 28% đã và đang thực hiện triển khai chiến lược chuyển đổi số tích hợp với chiến lược kinh doanh, 11% đã phê duyệt và triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng. Điều này cho thấy cuộc đua chuyển đổi số gần như diễn ra quyết liệt hơn giữa các ngân hàng.

Chia sẻ trên trang điện tử Đầu tư Chứng khoán, ông Trần Ngọc Tâm - Tổng giám đốc Nam A Bank cho hay, chuyển đổi số - số hóa hoạt động ngân hàng sẽ đem lại nhiều kênh để tạo ra phương thức giao tiếp mới, đem lại hiệu quả dịch vụ và đề cao trải nghiệm người dùng. Đối với Nam A Bank việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp ngân hàng có nhiều cơ hội để tiếp cận và mở rộng cung ứng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ông Tâm cho hay, trong những năm tới, số hóa vẫn là chiến lược mũi nhọn của Nam A Bank. Trong đó mục tiêu quản trị điều hành trên nền tảng số, tạo ta các sản phẩm, dịch vụ khác biệt, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng là mục tiêu được chú ý nhất.

Ngân hàng số

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các ngân hàng

Còn bà Nguyên Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc của Sacombank lại chia sẻ, ngân hàng này đã sớm xác định công nghệ là trụ cột trong chiến lược phát triển, đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư để chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của Sacombank, phù hợp với xu hướng công nghiệp 4.0. Mục tiêu mà Sacombank hướng đến trên hành trình chuyển đổi số là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

Trong khi đó, theo Giám đốc Khối công nghệ OCB - ông Dư Xuân Vũ, từ năm 2018, OCB đã ra mắt nền tảng ngân hàng hợp kênh đầu tiên tại Việt Nam - OCB OMNI, giúp khách hàng có trải nghiệm đồng nhất tại nhiều kênh giao dịch khác nhau. Đến nay, OCB OMNI là nền tảng ngân hàng số đáp ứng hầu hết các dịch vụ tài chính. Ngân hàng OCB kỳ vọng ngân hàng số sẽ phát triển ít nhất 50% khách hàng mới và 95% giao dịch của khách hàng sẽ thực hiện online. Ngân hàng số sẽ là kênh chủ lực và có thể là quan trọng nhất để đóng góp trực tiếp vào các chỉ số của Ngân hàng như tiền gửi không kỳ hạn, dư nợ, khách hàng mới, giao dịch, chi phí vận hành.

Cũng nói về vấn đề số hóa của các ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế - tài chính chia sẻ, đây là xu thế tất yếu. Đầu tư công nghệ là đầu tư hiệu quả. Đối với các ngân hàng, chi phí đầu tư ban đầu cho công nghệ khá lớn, nhưng sẽ đem lại lợi ích lâu dài.

Thực tế công nghệ số sẽ có những tác động đối với hoạt động của ngân hàng cũng như trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Chuyển mình trong thời đại 4.0 chắc chắn là bước đi đúng đắn đúng với lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra cũng như xu thế tất yếu của xã hội. Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi diện mạo các ngân hàng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính.

Các chuyên gia công nghệ cũng nhận định quá trình tái tạo số sẽ thay đổi diện mạo của ngân hàng, tạo ra nhiều giá trị mới như trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều năng lực, dịch vụ sáng tạo hơn; an toàn bảo mật hơn.

Với sự tác động của dịch bệnh Covid-19, số hóa gần như là con đường và bước đi phù hợp nhất. Đồng thời chuyển đổi số cũng sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự cạnh tranh của các ngân hàng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *