Bảng chứng khoán là gì? Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chi tiết
Mục lục [Ẩn]
Kỹ năng đọc hiểu bảng chứng khoán là bài học vỡ lòng đầu tiên cho những nhà đầu tư mới bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Vậy hãy tham khảo bài viết sau để biết được bảng chứng khoán là gì và cách đọc bảng giá chứng khoán như thế nào.
Bảng giá chứng khoán là gì?
Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện các thông tin liên quan đến giá chứng khoán, giao dịch và trạng thái của từng cổ phiếu trên thị trường. Theo dõi bảng giá chứng khoán là một trong những cách giúp nhà đầu tư nắm được thông tin thị trường và đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 Sở giao dịch chứng khoán chính thức là: HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và HOSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh).
Mỗi Sở giao dịch sẽ có 1 bảng giá chứng khoán riêng. Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng đều có 1 bảng giả riêng để phục vụ khách hàng của mình (nguồn dữ liệu đều lấy từ 2 Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký). Thực tế, các bảng giá này nội dung cơ bản là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác đôi chút về giao diện.
Bảng điện tử HNX
Để xem bảng giá sàn HNX và sàn UPCOM, nhà đầu tư click tại link: https://banggia.hnx.vn/
Bảng giá chứng khoán trực tuyến HNX
Bảng điện tử chứng khoán HOSE
Để xem bảng giá sàn HOSE, nhà đầu tư click vào link: https://www.hsx.vn/Modules/Rsde/RealtimeTable/LiveSecurity
Bảng giá điện tử sàn HOSE
Hướng dẫn đọc bảng điện tử chứng khoán
Hệ thống đồ thị chỉ số (phía trên cùng của bảng giá)
- VN-Index: Chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên sàn HOSE.
- VN30-Index: Chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng đầu theo quy định tiêu chí sàng lọc của sàn.
- VNX Allshare: Chỉ số chung thể hiện biến động giá của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX.
- HNX-Index: Chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên sàn HNX.
- HNX30-Index: Chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HNX có giá trị vốn hóa hàng đầu theo quy định của sàn.
- UPCOM: Chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCOM.
Hệ thống đồ thị hiển thị phía trên
Các ký hiệu trên cột giá và giải thích ý nghĩa
- Mã CK (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A - Z). Mã CK do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và thường được viết tắt theo tên công ty niêm yết.
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mã CK là BID.
- TC (Giá tham chiếu - Màu vàng): Đây là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ những trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn.
Riêng đối với sàn UPCOM, giá tham chiếu là mức giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.
- Trần (Giá trần - màu tím): Đây là mức giá cao nhất mà NĐT có thể đặt lệnh mua/bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Quy định về mức giá trần:
+ Sàn HOSE: Giá trần là mức giá tăng +7 so với giá tham chiếu;
+ Sàn HNX: Giá trần là mức giá tăng 10% so với giá tham chiếu;
+ Sàn UPCOM: Giá trần là mức giá tăng + 15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
- Sàn (Giá sàn - Màu xanh lam): Đây là mức giá thấp nhất mà NĐT có thể đặt lệnh mua/bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Quy định về mức giá sàn:
+ Sàn HOSE: Giá sàn là mức giá giảm - 7% so với giá tham chiếu;
+ Sàn HNX: Giá sàn là mức giá giảm - 10% so với giá tham chiếu;
+ Sàn UPCOM: Giá sàn là mức giá giảm 15% so với giá bình quân phiên giao dịch liền trước.
- Tổng KL (Tổng khối lượng): Đây là tổng khối lượng được giao dịch trong một phiên.
- Bên mua: Thể hiện bằng 3 cột chờ mua. Mỗi cột gồm có Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đây là 3 giá đặt mua tốt nhất (cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.
- Bên bán: Hiển thị 3 cột chờ bán. Mỗi cột gồm có Giá bán và Khối lượng (KL) bán được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Đây là 3 mức giá bán tốt nhất (thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.
- Khớp lệnh: Hiển thị mức giá khớp lệnh gần nhất của 1 cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu.
- Giá cao nhất: Giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên (có thể không phải giá trần).
- Giá thấp nhất: Giáp khớp ở mốc thấp nhất trong phiên (có thể không phải giá sàn).
- Giá TB (Trung bình): Giá trung bình cộng của Giá cao nhất và Giá thấp nhất.
- Dư mua/Dư bán: Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp ở cả 2 chiều mua và bán.
- ĐTNN (Đầu tư nước ngoài): Đây là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của NĐT nước ngoài trong ngày giao dịch (bao gồm cột Mua và cột Bán).
Như vậy, bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các thuật ngữ, ký hiệu trong bảng giá chứng khoán. Từ đó sẽ có những phán đoán của riêng mình và đưa ra lựa chọn đầu tư đúng đắn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất