Ngân hàng CẢNH BÁO nhiều chiêu trò lừa đảo mà khách hàng dễ "sập bẫy"
Mục lục [Ẩn]
Theo cảnh báo từ các ngân hàng, vẫn là những chiêu thức lừa đảo cũ nhưng kẻ gian đã tung ra nhiều hình thức "biến tấu" khiến không ít khách hàng "sập bẫy" vì cả tin. Dưới đây là một số chiêu thức lừa đảo mà khách hàng đưa ra cảnh báo để người dùng thận trọng hơn.
Lập trang web giả mạo ngân hàng
Đây là một trong những chiêu trò lừa đảo mà mới đây rất nhiều ngân hàng đã đưa ra cảnh báo. Cụ thể:
- Ngân hàng ACB đưa ra cảnh báo, kẻ gian thực hiện thủ đoạn giả mạo trang web ACB sau đó mời khách hàng đăng nhập vào link giả, yêu cầu khách hàng cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP. Khi có được những thông tin này kẻ gian sẽ thực hiện việc rút tiền từ tài khoản.
Trước thủ đoạn này, ACB đã đưa ra thông báo: Ngân hàng ACB không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin trên dưới bất cứ hình thức nào. Khách hàng của ACB cần cẩn trọng trước những thông tin nói trên.
- Ngân hàng Vietcombank: Ngân hàng Vietcombank mới đây cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng kẻ gian mạo danh tin nhắn Vietcombank gửi SMS kèm đường link giả đến các khách hàng nhằm mục đích đánh cắp các thông tin cá nhân và chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Trước tình trạng này Vietcombank lưu ý, khách hàng không click vào bất cứ link web nào và không thực hiện các yêu cầu thông tin
- Ngân hàng BIDV: Ngân hàng BIDV đưa ra cảnh báo về một số dấu hiệu lừa đảo mà khách hàng cần chú ý: bất ngờ nhận được cuộc gọi, tin nhắn, email, tin trên mạng xã hội thông báo trúng thưởng, nhờ nhận tiền từ nước ngoài chuyển về… Hoặc bất ngờ nhận được cuộc gọi, tin nhắn tự xưng là cán bộ ngân hàng/cán bộ điều tra yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân về tài khoản ngân hàng, hoặc cung cấp thông tin.
Ngoài ra, BIDV còn thông tin, các đối tượng lừa đảo còn gửi tin nhắn mạo danh ngân hàng đến khách hàng để thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường, đang bị trừ phí... Sau đó, đối tượng lừa đảo hướng dẫn khách hàng ấn vào đường link trong tin nhắn để cung cấp thông tin xác thực. Thực chất đây là đường link giả mạo, lừa đảo người dùng tiết lộ thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khách hàng cần chú ý trước các link web lừa đảo, giả mạo ngân hàng
Trước tình trạng này, BIDV khuyến cáo khách hàng không cung cấp tên, mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã số PIN cho bất kỳ đối tượng nào dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên gọi đến tự xưng là cán bộ ngân hàng. Bên canh đó, không nên truy cập các trang web không đáng tin cậy, không nhập thông tin cá nhân và thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử vào bất kỳ trang web hay ứng dụng không chính thức, không đặt chế độ lưu mật khẩu đăng nhập Internet Banking và các dịch vụ ngân hàng điện tử trên các thiết bị sử dụng chung, trên máy tính công cộng…
Để cảnh báo các chiêu trò lừa đảo, ngân hàng Vietcombank cũng thông tin, ngân hàng này không sở hữu và không sử dụng số điện thoại 024.399.25386 để liên hệ với các khách hàng, đồng thời không yêu cầu các khách hàng phải cung cấp mật khẩu, mã OTP để phục vụ công tác tra soát giao dịch (nếu có).
Lừa đảo gửi tiền lãi suất cao
Đây là một trong những thủ đoạn mà các ngân hàng đưa ra cảnh báo. Theo đó, những kẻ giả mạo ngân hàng sẽ giới thiệu các gói cho vay, gửi tiền lãi suất hấp dẫn hoặc chương trình khuyến mại, ưu đãi… để lừa người dân chuyển khoản phí rồi chiếm đoạt.
Ngân hàng Agribank đưa ra cảnh báo, đối tượng lừa đảo lập các website giả mạo, tài khoản Zalo, Facebook có hình ảnh logo ngân hàng, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn, ảnh cá nhân của nhân viên ngân hàng Agribank với mục đích lừa đảo. Sau đó kẻ gian liên hệ với khách hàng giới thiệu các gói vay hay gửi tiền lãi suất hấp dẫn hoặc các chương trình khuyến mại, chính sách ưu đãi. Đối tượng yêu cầu khách hàng nộp trước một khoản phí để được hưởng ưu đãi hoặc để được hỗ trợ hoàn hiện hồ sơ tín dụng.
Trước tình trạng này, Agribank đưa ra thông báo: Agribank không yêu cầu khách hàng nộp các khoản phí để được hưởng ưu đãi gói vay hoặc tiền gửi, phí hoàn thiện hồ sơ tín dụng, không cho vay chỉ thông qua các bản chụp giấy tờ tùy thân, sổ hộ khẩu gửi qua tin nhắn SMS, email, Zalo, Messenger…
Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi. Các ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo giúp khách hàng dễ dàng nhận biết các dấu hiệu lừa đảo để không "sập bẫy" kẻ gian. Khách hàng cần đặc biệt tỉnh táo và không làm theo các yêu cầu cung cấp thông tin, mã OTP, mã PIN hay bất kỳ thông tin nào liên quan cho các đối tượng lạ. Ngoài ra cũng không click vào các đường link lạ, trang web giả mạo.
Bạn có thể xem thêm các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng để cẩn thận hơn, tránh việc mất tiền oan.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất