avatart

khach

icon

CẢNH BÁO: 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng bạn nên biết

Thông tin ngân hàng

- 16/08/2021

0

Thông tin ngân hàng

16/08/2021

0

Các tội phạm công nghệ cao ngày càng tinh vi trong việc bày ra các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Mục lục [Ẩn]

Thời gian gần đây liên tục xuất hiện các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng bằng các chiêu trò lừa đảo tinh vi để đánh lừa người tiêu dùng. Theo đó, chúng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người mới tiếp cận công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt cơ quan chức năng... nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 đang phức tạp, cuộc sống người dân đang khó khăn.

Dưới đây là các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) và ngân hàng liệt kê nhằm cảnh báo người tiêu dùng:

Lừa đảo bằng cách gửi tin nhắn

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cảnh cáo, thủ đoạn này thường được kẻ gian thực hiện vào thời điểm ngân hàng không hoạt động như đêm, rạng sáng, ngày cuối tuần, dịp lễ, Tết. Trong đó, tin nhắn gửi có chứa link giả với nội dung thông báo như:

  • Thông báo nâng cấp hệ thống
  • Thông báo trúng thưởng
  • Thông báo yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng
  • Thông báo yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking…

Sau khi có các thông tin này, đối tượng thực hiện giao dịch chiếm đoạt toàn bộ tiền từ tài khoản.

Đối với thủ đoạn lừa đảo bằng cách gửi tin nhắn, các đối tượng lừa đảo có thể mạo danh rất nhiều tổ chức cá nhân để lừa đảo. Cụ thể như sau:

  • Tin nhắn giả mạo lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng: Những đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng như: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế... gửi tin nhắn chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng chống dịch có đính kèm file tài liệu gắn mã độc để lấy cắp thông tin cá nhân. Nếu bạn truy cập vào các liên kết hoặc tải ứng dụng theo đường link, virus/mã độc sẽ ngay lập tức được tải tự động và cài đặt trên thiết bị cá nhân của bạn và đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện các giao dịch chiếm đoạt tài sản sau đó.
  • Tin nhắn mạo danh Ngân hàng: Hình thức lừa đảo này hiện đang phổ biến và nhiều người gặp phải nhất Theo đó, khách hàng sẽ nhận được những tin nhắn lừa đảo được gửi từ các đầu số giả mạo ngân hàng. các tin nhắn gửi tới sẽ có đường link giả với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống, thông báo trúng thưởng, yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng. Sau đó sẽ tiếp tục yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking. Nếu bạn không tỉnh táo mà kích vào các đường link này thì sẽ bị ăn cắp toàn bộ thông tin cá nhân, mật khẩu của tài khoản. Và kẻ gian sẽ lấy được tiền từ tài khoản của bạn

Tin nhắn mạo danh ngân hàng

Tin nhắn mạo danh ngân hàng kèm đường link giả

  • Gửi tin nhắn mạo danh nhân viên công ty viễn thông: Hình thức này thông thường kẻ lừa đảo sẽ gửi tin nhắn yêu cầu khách hàng nâng cấp sim đang sử dụng lên sim 4G sau đó chiếm đoạt sim và từng bước chiếm đoạt tài khoản ngân hàng nhờ mã OTP được gửi về số điện thoại và rút toàn bộ tiền trong tài khoản.

Lừa đảo qua thư điện tử (email)

Đây là chiêu trò lừa đảo rất phổ biến hiện nay. Các đối tượng thường mạo danh cán bộ ngân hàng, cán bộ công ty đối tác để gửi email thông báo đề nghị người tiêu dùng cung cấp thông tin gồm: Thông tin cá nhân, thông tin tài khoản (tên đăng nhập, mật khẩu…) để đăng nhập lại tài khoản đã bị khóa hoặc để nhận một khoản tiền lớn và nộp phí để nhận tiền.

Thông qua chiêu trò này chúng sẽ đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản và thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người tiêu dùng.

Lừa đảo bằng cách gọi điện thoại

Theo đó, các đối tượng sẽ sử dụng các dịch vụ có chức năng giả mạo đầu số điện thoại, giả mạo số điện thoại, mạo danh cán bộ của cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ như Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án, hoặc cán bộ thu tiền điện, tiền nước gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo.

Các ngân hàng khuyến cáo, hiện nay nhiều kẻ gian đã giả danh công an gọi điện lừa đảo thông báo “phạt nguội” vì vi phạm giao thông. Vì lý do "phạt nguội" nên không ít người lầm tưởng mình thật sự đã vi phạm giao thông.

Theo đó, ngân hàng đã chỉ ra những số điện thoại lạ được sử dụng như: 84 906.077.811, 84 906.071.895 và nhiều số điện thoại không xác định. Những số này gọi đến tự xưng là số tổng đài CSGT thông báo người nghe có biên lai "phạt nguội" do vi phạm giao thông và yêu cầu người nghe chuyển tiền vào tài khoản, cung cấp mã OTP...

Bên cạnh đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng chỉ ra chiêu trò các đối tượng lừa đảo giả mạo cán bộ ngân hàng gọi điện yêu cầu cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã xác thực OTP để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người tiêu dùng. Sau khi có thông tin này, đối tượng thực hiện chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng sang tài khoản khác để chiếm đoạt, gây sức ép, đe dọa người tiêu dùng về việc có dính líu đến các vi phạm hình sự, sau đó, yêu cầu người tiêu dùng phải chuyển một số tiền lớn vào một tài khoản do các đối tượng này cung cấp.

Số lạ giả mạo ngân hàng

Mẫu tin nhắn được gửi đến từ đầu số lạ kèm đường link giả

Lừa đảo qua tài khoản mạng xã hội

Các đối tượng lừa đảo sẽ chiếm quyền điều khiển (hack) tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… của người tiêu dùng. Chúng đọc những tin nhắn cũ và bắt chước thói quen nhắn tin, xưng hô của người tiêu dùng để thực hiện hành vi lừa đảo, yêu cầu người thân, bạn bè của người tiêu dùng thực hiện các giao dịch tài chính.

Lừa đảo qua các giao dịch thương mại điện tử

Theo đó các đối tượng mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng từ nước ngoài, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng, yêu cầu người tiêu dùng chuyển khoản đặt cọc.

Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, đối tượng không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng. Các đối tượng thường khóa trang mạng của mình hoặc xóa hẳn để xóa dấu vết, bỏ số điện thoại và chiếm đoạt tài sản của bị hại.

Lừa đảo qua website giả mạo

Những kẻ lừa đảo yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website giả gần giống như website ngân hàng, yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking trên địa chỉ giả mạo.

Sau khi có các thông tin này đối tượng thực hiện giao dịch chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng.

Thông thường các đối tượng giả mạo người thân, bạn bè, đối tác cung cấp đường link giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union nhờ người tiêu dùng nhận hộ 1 món tiền hoặc nhận tiền cung cấp hàng hóa dịch vụ. Khi người tiêu dùng truy cập và nhập thông tin đăng nhập, mật khẩu Ebank và OTP kích hoạt dịch vụ (Mobile Banking hoặc Smart OTP) vào đường link giả mạo, đối tượng sẽ nắm được toàn bộ thông tin của người tiêu dùng và tự cài đặt Smart OTP để giao dịch chuyển tiền.

Trước những chiêu trò giả mạo tinh vi như trên, các ngân hàng đã khuyến cáo khách hàng và chỉ ra 3 điều khách hàng tuyệt đối không nên làm để bảo vệ tài sản của mình:

  • KHÔNG truy cập và thực hiện giao dịch tín dụng trên các link, website lạ nhận được qua điện thoại, tin nhắn, email mà không có địa chỉ/thương hiệu rõ ràng.
  • KHÔNG cung cấp bất kỳ thông tin các nhân nào như tên đăng nhập, số tài khoản, mật khẩu, mã OTP, CMND... cho bất kỳ ai, dù người đó tự xưng là nhân viên ngân hàng hay công an, nhân viên công ty mạng viễn thông, lãnh đạo, chính quyền.
  • KHÔNG đưa thông tin cá nhân hay đưa thông tin giao dịch lên mạng xã hội, đặc biệt là những giao dịch bán hàng online, số điện thoại vì sẽ tạo điều kiện cho lừa đảo chiếm đoạt tài khoản.
    KHÔNG thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng
  • KHÔNG cài đặt các ứng dụng chưa được xác thực, đặc biệt là theo yêu cầu của đối tượng lạ;
  • KHÔNG cho mượn hoặc cho thuê thông tin cá nhân để mở thẻ, tài khoản ngân hàng...

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây, bạn sẽ cảnh giác hơn trước các chiêu trò lừa đảo đang rất phổ biến hiện nay. Từ đó tránh rơi vào tình huống mất tiền, nhất là khi dịch bệnh đang khó khăn hiện nay.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *