IRR là gì? Cách tính chỉ số IRR
Mục lục [Ẩn]
IRR hay Internal Rate Of Return là thuật ngữ tài chính được sử dụng phổ biến trong đầu tư kinh doanh. Chỉ số IRR có ý nghĩa và vai trò nhất định đối với doanh nghiệp.
IRR là gì?
IRR là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Internal Rate of Return, có nghĩa là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ hay tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Hay nói cách nói, IRR chính là tỷ lệ lợi nhuận của một doanh nghiệp dùng để lập ngân sách và đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh.
Chỉ số IRR cũng được dùng để phân tích tài chính, ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
IRR là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
Ví dụ: Một khoản đầu tư có chỉ số IRR bằng 14% thì nghĩa là khoản đầu tư đó sẽ tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm đạt 14% trong suốt quá trình đầu tư.
Hiểu một cách đơn giản, IRR là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến sẽ kiếm được trên một dự án hoặc khoản đầu tư. Chỉ số này được tính toán loại trừ các yếu tố bên ngoài như lạm phát và chi phí vốn. Cho nên IRR được gọi là nội bộ.
Bạn có thể coi tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ lãi suất mà công ty phải đạt được để hòa vốn khi đầu tư vào vốn mới. Hay chính là nguồn lợi thu về so với số vốn bạn đã bỏ ra.
Công thức tính chỉ số IRR
Chỉ số IRR được tính dựa vào NPV - cụm từ viết tắt của Net Present Value, có nghĩa là Giá trị hiện tại thuần. Công thức tính như sau:
Trong đó:
- t là thời gian tính dòng tiền
- n là tổng thời gian thực hiện dự án
- r là tỷ lệ chiết khấu
- Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t
- C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án
Khi tính toán IRR bạn cần lưu ý:
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng cao, thì khoản đầu tư càng được mong muốn thực hiện. IRR là thống nhất đối với các khoản đầu tư thuộc nhiều loại khác nhau. Cho nên chỉ số IRR có thể được sử dụng để xếp hạng nhiều khoản đầu tư hoặc dự án tiềm năng trên cơ sở tương đối đồng đều. Khi so sánh các lựa chọn đầu tư, khoản đầu tư có IRR cao nhất có lẽ được coi là tốt nhất.
- Do bản chất của công thức, IRR không thể dễ dàng tính toán phân tích. Cách duy nhất để tính toán chỉ số này bằng tay là thông qua phép thử và sai. Tức là chỉ số IRR nào sẽ khiến NPV của một dự án là 0 đồng?. Ngoài ra bạn cũng có thể tính IRR bằng cách sử dụng phần mềm được lập trình.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa IRR và NPV. Cả hai chỉ số này đều thể hiện hiệu quả có thể đạt được của một dự án đầu tư, trong đó IRR được xác định theo tỷ lệ phần trăm còn NPV xác định theo số tiền. Tùy vào trường hợp cụ thể mà các nhà đầu tự hoặc doanh nghiệp sẽ sử dụng số liệu về IRR hay NPV. Theo đó:
- Nếu cần miêu tả chính xác số tiền, cần quan tâm chỉ số NPV.
- Nếu cần đánh giá nhiều dự án cùng lúc, không quan trọng về kỹ thuật hay thời gian thì sẽ đánh giá qua chỉ số IRR.
Ý nghĩa của chỉ số IRR
Trong hoạt động kinh doanh, chỉ số IRR có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo đó:
- IRR có ý nghĩa quan trọng để tính toán lợi nhuận có thể đạt được khi đầu tư vào một dự án. Theo đó:
- IRR lớn hơn hoặc bằng vốn thì dự án có thể có lợi nhuận.
- IRR nhỏ hơn vốn thì dự án có thể thua lỗ.
- Doanh nghiệp nào có nhiều dự án thì các dự án sẽ được tiến hành theo thứ tự IRR từ cao đến thấp.
- IRR chính là công cụ hay thước đo để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, từ đó đưa ra quyết định nên tập trung vào một dự án hay chia nhỏ vốn đầu tư vào nhiều dự án khác nhau.
- Chỉ số IRR có vai trò giúp đánh giá và đưa ra lời khuyên về tính khả thi của dự án mà doanh nghiệp thực hiện. Cụ thể:
- Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ giới hạn định mức khả thi tài chính
- Với các dự án là tỷ lệ khả thi không cao có thể lựa chọn dự án có tỷ lệ IRR cao nhất.
Cách sử dụng chỉ số IRR
Chỉ số IRR có thể được sử dụng cho từng trường hợp trong đầu tư, kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có thể sử dụng IRR để so sánh các khoản đầu tư, từ đó đi đến quyết định nên đầu tư vốn cho dự án nào và nên loại bổ những dự án nào. Theo đó, nếu một dự án được đề xuất không thể tạo ra IRR cao hơn tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu, thì đề xuất này không khả quan. Còn nếu IRR của một dự án phải vượt quá chi phí vốn hoặc lãi suất của một khoản vay được lấy ra để tài trợ cho khoản đầu tư. Tức là IRR thấp hơn chi phí vốn thì nó có thể sẽ giết chết dự án.
- Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số IRR để tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu hoặc dùng IRR để tính toán lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn. Ngoài ra, chỉ số IRR còn có thể cân bằng rủi ro và lợi ích khi nhà đầu tư mua bất động sản .
- Các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư cổ phần tư nhân có thể sử dụng chỉ số IRR để đánh giá khoản đầu tư vào các công ty.
Tính toán chỉ số IRR giúp doanh nghiệp so sánh và đưa ra các quyết định đầu tư
Ưu - nhược điểm của chỉ số IRR
Ưu điểm:
- Cách tính toán chỉ số IRR không quá phức tạp, không phụ thuộc vốn
- Chỉ số IRR được tính theo tỷ lệ phần trăm nên rất thuận lợi cho việc so sánh cơ hội đầu tư. Theo đó, các nhà đầu tư có thể nhìn vào chỉ số này để đối chiếu, so sánh xem dự án đầu tư nào sinh lợi hiệu quả hơn.
- IRR cho biết khả năng sinh lời của dự án không phụ thuộc vào vốn, giúp các nhà đầu tư đánh giá cơ hội đầu tư.
- IRR cho biết tỷ lệ lãi suất cao nhất mà dự án có thể chấp nhận được. Từ đó có thể đưa ra chiến lược hiệu quả cho việc định mức lãi suất phù hợp.
- Các chủ dự án đầu tư có thể dựa vào IRR để đưa ra các chiến lược, kế hoạch kinh doanh hiệu quả và thu về lợi nhuận tốt nhất.
Nhược điểm:
- Để tính được IRR cần nhiều thời gian vì một số trường hợp IRR không được tính toán dựa trên dữ liệu có thật của nguồn vốn mà sử dụng số liệu giả định. Cho nên có thể xảy ra sai lệch khi tính toán, dẫn đến việc bỏ lỡ những cơ hội đầu tư sinh lợi lớn.
- Chỉ số IRR không phải lúc nào cũng tối ưu đối với một dự án đầu tư, nhất là khi dự án có nguồn tiền không ổn định, được lấy từ nhiều nguồn hay tỷ lệ chiết khấu có sự không đồng đều.
- Chỉ số IRR được tính hoàn toàn dựa vào NPV, nếu NPV không ổn định hay được thêm vào quá nhiều lần thì IRR sẽ không được tính toán chính xác, dễ dẫn đến sai số
- Một hạn chế tiềm ẩn là chỉ số IRR không đo lường quy mô tuyệt đối của khoản đầu tư hoặc lợi tức. Tức là nó có thể ưu tiên các khoản đầu tư nhỏ hơn những khoản lớn hơn. Điều này có thể khiến một nhà đầu tư bỏ lỡ các dự án kinh doanh có lợi hơn.
- Chỉ số IRR chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian của một dự án:
- Dự án có thời gian ngắn, tính toán ra IRR cao dễ khiến đánh giá nhầm dự án này có triển vọng. Tuy nhiên thực tế có thể chỉ số NPV của dự án này thấp thì chưa chắc được hiệu quả và lợi nhuận của dự án.
- Dự án cho thời gian dài, nếu tính ra IRR thấp, nghĩa là lợi nhuận có thể chậm và ít, nhưng chủ đầu tư có thể được lợi từ những giá trị phát sinh theo thời gian
- Nếu chỉ dựa vào chỉ số IRR, doanh nghiệp có thể bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn
- Doanh nghiệp khó xác định tỷ lệ IRR nếu dự án đầu tư bổ sung, NPV thay đổi nhiều.
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR có vai trò quan trọng trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Chỉ số này có thể giúp bạn tìm ra mức lợi tức đầu tư mà bạn sẽ nhận được. Nó cũng có thể giúp bạn tìm ra những khoản đầu tư nào sẽ hoạt động tốt hơn. Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu về IRR và cách sử dụng chỉ số này.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất