avatart

khach

icon

Thêm ví điện tử, tiền ảo, vay P2P và cầm đồ vào Luật phòng, chống rửa tiền

Tin tức

- 21/02/2023

0

Tin tức

21/02/2023

0

Theo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN), hiện một số tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực có nhiều rủi ro rửa tiền nhưng chưa được đưa vào đối tượng báo cáo trong Luật Phòng, chống rửa tiền.

Mục lục [Ẩn]

Ngày 1/1/2013, Luật Phòng, chống rửa tiền có hiệu lực thi hành. Hiện nay, Dự án Luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) đang được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội. Điều này nhằm hoàn thiện hơn nữa quy định pháp lý về phòng, chống rửa tiền, qua đó giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa các hoạt động tội phạm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện có một số lĩnh vực ngành nghề có rủi ro rửa tiền chưa được đưa vào làm đối tượng báo cáo để triển khai nghĩa vụ phòng, chống rửa tiền đã làm giảm hiệu quả của công tác phòng, chống rửa tiền. Do đó, một trong những mục tiêu lớn nhất trong lần sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền lần này là mở rộng "đối tượng báo cáo".

Ngân hàng Nhà nước cho rằng, còn 4 đối tượng có rủi ro rửa tiền đang bị “lọt lưới” chưa được đưa vào đối tượng báo cáo theo Luật Phòng chống rửa tiền. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Theo Ngân hàng Nhà nước, ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc. Tuy nhiên, ngoài những tiện ích mà hình thức này mang lại, ví điện tử cũng có dấu hiệu bị lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp như đánh bạc online, cá độ bóng đá, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Thứ 2: Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tài sản ảo

Do lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu nên tiền ảo là một kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng để rửa tiền, tài trợ khủng bố. Theo đó, tội phạm có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những hoạt động bất hợp pháp thành tiền "sạch" hoặc chuyển các khoản tài trợ cho khủng bố thông qua việc mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau.

Hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động tiền ảo diễn ra sôi động. Tại Việt Nam hiện hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán tiền ảo, tài sản ảo diễn ra sôi động. Trong khi đó hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành, mua bán, trao đổi tiền ảo, tài sản ảo.

Tiền ảo được đưa vào luật phòng chống rửa tiền

Tiền ảo, tài sản ảo sẽ được đưa vào Luật phòng, chống rửa tiền

Đến thời điểm này mới chỉ có Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối đang tiến hành nghiên cứu để đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Cho nên việc hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, giám sát đối với các loại tài sản ảo, tiền tiền ảo là yêu cầu cấp thiết, nhằm giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa hoạt động tội phạm.

Thứ 3: Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho vay trực tuyến (cho vay ngang hàng - P2P lending)

Trên thị trường hiện nay có khoảng 100 công ty trong lĩnh vực P2P lending, bao gồm công ty đã hoạt động chính thức lẫn trong giai đoạn thử nghiệm (theo dự thảo mới đây). Trong số này có nhiều công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia….

Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định về hoạt động cho vay trực tuyến, nhưng cũng không có quy định cấm đối với hoạt động này.

Thứ 4: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện nay dịch vụ cầm đồ nở rộng, cầm cố không chỉ điện thoại, xe máy... mà còn chuyển sang cầm cố các tài sản có giá trị lớn nhưng lại rất khó kiểm soát… trong đó có cả việc nhận cầm cố, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có.

Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị bổ sung các tổ chức, cá nhân kinh doanh 4 dịch vụ trên vào danh sách đối tượng phải báo cáo theo Luật Phòng chống rửa tiền.

Theo đó, các đối tượng này thực hiện nghĩa vụ báo cáo, cung cấp, lưu giữ thông tin theo quy định của Luật Phòng chống rửa tiền, có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi nghi ngờ hoặc có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch có nguồn gốc do phạm tội mà có hoặc liên quan tới rửa tiền.

Việc mở rộng phạm vi của đối tượng báo cáo theo Ngân hàng Nhà nước là góp phần tăng cường nhận thức về công tác phòng chống rửa tiền đến nhóm các đối tượng báo cáo được mở rộng.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *