avatart

khach

icon

Rửa tiền và tài trợ khủng bố là gì? Chúng có mối quan hệ như thế nào?

Thị trường tài chính

- 25/11/2021

0

Thị trường tài chính

25/11/2021

0

Rửa tiền và tài trợ khủng bố là hai vấn đề đước các nước đặc biệt quan tâm bởi chúng tác động trực tiếp đến kinh tế và chính trị của các quốc gia? Vậy rửa tiền và tài trợ khủng bố là gì, nó có mối quan hệ như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Rửa tiền và tài trợ khủng bố là mối quan tâm của toàn cầu. Bởi hai vấn nạn này không chỉ đe dọa đến an ninh quốc gia mà nó còn có thể phá hoại những thành tựu kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển hoặc những quốc gia có nền kinh tế manh muốn. Vậy mối quan hệ giữa rửa tiền và tài trợ khủng bố là gì?

Xem thêm: Có những hình thức rửa tiền nào? Thực trạng rửa tiền ở Việt Nam hiện nay

So sánh về rửa tiền và tài trợ khủng bố

So sánh Rửa tiền Tài trợ khủng bố
Giống nhau
Theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), thì rửa tiền và tài trợ cho khủng bố thường thể hiện những đặc tính giao dịch giống nhau, đó là phần lớn phải được thực hiện bằng thủ đoạn che đậy những hành vi bất hợp pháp của mình. Theo đó, những kẻ rửa tiền sẽ tìm cách gửi tiền bất hợp pháp qua các kênh hợp pháp để biến “tiền bẩn” thành “tiền sạch” nhằm che giấu nguồn gốc tội phạm của mình. Còn những kẻ tài trợ cho khủng bố sẽ không quan trọng nguồn tiền xuất phát từ đầu, có thể là hợp pháp nhưng cũng có thể là bất hợp pháp. Nhưng điều quan trọng với mọi kẻ khủng bố đó là có thể che đậy được mục đích sử dụng các quỹ để hoạt động tài trợ không bị phát giác. Nếu nguồn gốc có thể được che đậy thì nó vẫn có thể được dùng vào các hoạt động tài trợ cho khủng bố trong tương lai.
Khác nhau Rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách chuyển hóa hoặc chuyển nhượng những đồng tiền có nguồn gốc phạm tội biến nó thành những đồng tiền hợp pháp “sạch sẽ” để sử dụng. Rửa tiền hiện nay đang trở thành vấn nạn trên toàn cầu. Bởi khi những hoạt động rửa tiền được trót lọt, bọn tội phạm có thể sử dụng những đồng tiền tẩy rửa một cách công khai, từ đó tạo ra những hoạt động tội phạm khác làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia. Tài trợ cho khủng bố: là sự hỗ trợ tài chính dưới bất kỳ hình thức nào cho khủng bố hoặc cho những kẻ khuyến khích, lập kế hoạch hoặc tham gia thực hiện hành vi khủng bố.

Quy trình rửa tiền và tài trợ khủng bố

Rửa tiền và tài trợ khủng bố có quan hệ với nhau không

Rửa tiền và tài trợ khủng bố có quan hệ với nhau không

Để hô ”biến” những đồng tiền phi pháp thành những đồng tiền hợp pháp, các tội phạm sẽ thực hiện theo quy trình như sau:

Sắp đặt: Sau khi có trong tay khoản tiền bất hợp pháp, các đối tượng sẽ tìm cách để sắp đặt vào hệ thống tài chính để dễ dàng hô biến những đồng “tiền bẩn” thành “tiền sạch”. Bọn tội phạm sẽ không gửi vào cùng một lúc, mà sẽ chia nhỏ khoản tiền ra và gửi dần. Ngoài ra, nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của các cơ quan chức năng, các đối tượng sẽ chuyển đổi tiền bẩn thành các công cụ tài chính khác để rửa tiền.

Sắp lớn: Lúc này các đối tượng sẽ chia nhỏ nguồn tiền bất hợp pháp để giao dịch tài chính để làm sạch đồng tiền một cách hợp pháp. Những kẻ rửa tiền còn có thể nguy trang việc chuyển tiền để thanh toán một món hàng hóa nào đó ra nước ngoài hoặc chuyển kinh phí để đầu tư vào một công ty trá hình do tội phạm lập nên.

Hòa nhập: Lúc này những đồng tiền bất hợp pháp đã được hợp thức hóa thành công. Giờ là lúc để những kẻ rửa tiền sẽ thu hồi về từ các tài khoản về mà không sợ chị các cấp chính quyền nghi ngờ.

Luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố

Luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố quy định như thế nào

Luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố quy định như thế nào

Hiện nay không những trên thế giới mà ở Việt Nam vấn nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố ngày càng được Chính Phủ coi trọng. Trước những tác hại nặng nề của nạn rửa tiền cũng như tài trợ khủng bố đến nền kinh tế trong nước, pháp luật đã có những biện pháp xử lý mạnh tay để ngăn chặn tình trạng rửa tiền và tài trợ khủng bố tại điều 154, 251 Bộ luật Hình sự năm 1999, điều 19 Luật các tổ chức tín dụng, Chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiện các chính sách pháp luật có liên quan.

Cụ thể trong năm 2005, với tiến trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định về chống rửa tiền tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành pháp luật và ngân hàng ngày càng có cơ sở và vũ khí hiệu quả đấu tranh với nạn rửa tiền và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Theo đó Lực lượng Cảnh sát nhân dân là một trong những lực lượng chủ công trong việc giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ nền kinh tế vững mạnh của đất nước thời gian qua đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng ngừa hiệu quả tội phạm rửa tiền.

Theo điểm b, khoản 2, điều 21 của Nghị định 74/CP ngày 8/6/2005 thì Interpol Việt Nam là đầu mối liên lạc chính thức, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến rửa tiền; tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và điều ước quốc tế về phòng, chống tội phạm có liên quan đến rửa tiền

Như vậy có thể thấy nạn rửa tiền và tài trợ khủng bố ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế chung tay đẩy lùi vấn nạn này là việc là của tất cả mọi người để giúp đất nước phát triển hơn.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *