Cạnh tranh độc quyền nhóm là gì?
Cạnh tranh độc quyền nhóm hay còn được gọi là độc quyền tập đoàn, trong tiếng Anh là Oligopoly.
Cạnh tranh độc quyền nhóm là gì
Cạnh tranh độc quyền nhóm được hiểu là trong thị trường thường chỉ có vài người cùng sản xuất phần mức lớn cung của thị trường, theo đó những sản phẩm đó có thể là đồng nhất (xi măng, sắt thép, hóa chất…), nhưng cũng có thể là khác biệt ( ô tô, máy móc, máy tính…).
Tuy không phải là doanh nghiệp độc chiến thị trường, nhưng những doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô lớn hơn so với quy mô chung của thị trường và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một doanh nghiệp trong nhóm nếu thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo… thì nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ những doanh nghiệp còn lại trong nhóm, lúc này bắt buộc các doanh nghiệp này phải phản ứng để bảo vệ thị phần của mình trên thị trường. Vậy nên, khi hoạt động trong nhóm các doanh nghiệp khi muốn thay đổi cần phải cân nhắc đến sự cạnh tranh của đối thủ.
Cản trở đối với sự xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn.
Xem thêm: Cạnh tranh độc quyền là gì trong nền kinh tế thị trường?
Ví dụ về cạnh tranh độc quyền nhóm
Ví dụ cạnh tranh độc quyền nhóm
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng trong thị trường cạnh tranh nhóm với nhau, chẳng hạn canh tranh độc quyền nhóm giữa các hãng nhà mạng viễn thông trên thị trường. Nếu nhà mạng Viettel tung ra các chương trình khuyến mãi nạp thẻ thì buộc các nhà mạng khác như Mobiphone hay VinaPhone cũng phải đưa ra các chương trình khuyến mãi tương tự để thu hút khách hàng và giữ được thị phần của mình trên thị trường.
Hoặc giữa các hãng đồ ăn nhanh Lotteria và KFC. Nếu Lotteria hạ giá cho khách hàng với chương trình giảm giá mua 1 tặng 1, điều này sẽ tác động lên mức lợi nhuận của họ. Lúc này KFC sẽ phản ứng lại bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn với chương trình mua 1 miếng gà tặng 1 khoai tây chiên size bé. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt nhất cho một bên được quyết định bởi hành độc của các bên khác.
Phân loại doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền nhóm
Thị trường cạnh tranh độc quyền nhóm
Quản lý doanh nghiệp độc quyền nhóm thường khá phức tạp và khó khăn buộc mỗi doanh nghiệp trong nhóm phải có cái nhìn bao quát cũng như có những kế hoạch để phản ứng trước những sự thay đổi của đối thủ khi họ có những quyết định thay đổi về giá cả, chiến lược sản phẩm…
Hiện nay trên thị trường, để phân loại các doanh nghiệp độc quyền nhóm, chúng ta có thể chia thành 2 loại sau:
- Độc quyền nhóm hợp tác: Ở nhóm này các doanh nghiệp sẽ phân chia thành hợp tác ngầm và hợp tác công khai. Với hợp tác ngầm các doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau về số lượng hàng hóa sản xuất cũng như giá thành. Còn hợp tác công khai sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định, cung và cầu trên thị trường có ít co giãn, tỷ trọng lớn, chi phí thấp.
- Độc quyền nhóm không hợp tác: Tối đa hóa LN, tư lợi và đường gãy cầu.
So sánh thị trường cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm
Giống nhau:
- Giữa hai cấu trúc thị trường này có điểm giống nhau đó là các doanh nghiệp trên thị trường có thể cùng nhau kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ có thể là giống nhau nhưng cũng có sự khác biệt.
- Việc cạnh tranh về giá là điều vô cùng quan trọng đối với hai thị trường này.
- Đường biên doanh thu của hai doanh nghiệp đều nằm dưới đường cầu.
Khác nhau
Với những chia sẻ trên của TheBank, hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về thị trường cạnh tranh nhóm hiện nay.
Bình luận
Nội quy : nhận xét có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần bị baned nick.