Cạnh tranh độc quyền là gì trong nền kinh tế thị trường?
Mục lục [Ẩn]
Cạnh tranh độc quyền là một phần thiết yếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một thị trường cạnh tranh độc quyền sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới đầu tư công nghệ sản xuất, đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng với giá thành cạnh tranh. Cạnh tranh độc quyền là gì?
Cạnh tranh độc quyền là gì?
Cạnh tranh có nghĩa là gì trong hoạt động kinh doanh
Cạnh tranh độc quyền trong tiếng Anh: Monopolistic Competition được hiểu là trong một ngành công nghiệp sẽ có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, cung cấp một sản phẩm, dịch vụ giống nhau, nhưng những sản phẩm này vẫn có những sự khác biệt nào đó như về chất lượng, giá cả, kiểu dáng, sự tiện lợi, thương hiệu… và nó không hẳn sẽ thay thế hoàn toàn cho nhau. Với sự khác biệt giữa các sản phẩm, chính vì thế sẽ không có một mức giá duy nhất cho tất cả sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng cạnh tranh không nhiều. Với thị trường cạnh tranh độc quyền, sẽ có nhiều hãng cùng tham gia vào hoạt động buôn bán, đây là sự tự do kinh doanh, họ có thể gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường bất kỳ khi nào.
Xem thêm: Cạnh tranh là gì? Có những loại hình cạnh tranh nào
Đường cầu của cạnh tranh độc quyền
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, một số lượng lớn các công ty bán các sản phẩm liên quan chặt chẽ nhưng khác biệt làm cho đường cầu dốc xuống. Ngụ ý rằng một công ty có thể bán nhiều sản lượng hơn chỉ bằng cách giảm giá sản phẩm của mình.
Trong hình 10.4, trục Ox thể hiện sản lượng đầu ra và trục Oy thể hiện giá cả và doanh thu.
Với giá OP, một người bán bán số lượng OQ. Nhu cầu tăng lên OQ1, khi giá giảm xuống OP1. Vì vậy, đường cầu trong thị trường cạnh tranh độc quyền có độ dốc âm (số lượng nhiều hơn chỉ có thể được bán với giá thấp hơn).
MR
Giống như độc quyền, MR cũng bé hơn AR do đường cầu có độ dốc âm.
Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh độc quyền
Những đặc điểm của cạnh tranh độc quyền trong kinh doanh
Cạnh tranh độc quyền sẽ có 7 đặc điểm cơ bản dưới đây
Nhiều người bán
Một trong những đặc điểm của cạnh tranh độc quyền đó là sẽ có nhiều công ty cùng bán sản phẩm đó trên thị trường, nhưng không giống nhau hoàn toàn. Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, mỗi công ty sẽ có những chiến lược và thị phần nhất định trên thị trường. Khi có nhiều người cùng tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường sẽ xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Như vậy mỗi doanh nghiệp phải biết cách tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh mới có thể chiến thắng trên thị trường kinh doanh với sản phẩm của mình.
Sự khác biệt về sản phẩm
Một đặc điểm tiếp theo trong cạnh tranh độc quyền đó là sự khác biệt về sản phẩm trên thị trường. Với sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh. Việc này được thể hiện ở chỗ người tiêu dùng có thể phân biệt được sản phẩm này được cung cấp bởi doanh nghiệp nào thông qua kích thước sản phẩm, màu sắc, thương hiệu, hình dạng… Sản phẩm của công ty này tương tự, nhưng không thay thế hoàn hảo cho công ty khác.
Thông qua những đặc điểm phân biệt trên, người tiêu dùng sẵn sàng có thể trả mức giá cao hơn trong cùng một sản phẩm nhưng do công ty khác sản xuất. Điều này mang lại một số độc quyền cho các công ty.
Tự do ra nhập hoặc rút khỏi thị trường
Trong nền cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp có thể tự do gia nhập vào thị trường hoặc rút khỏi ngành bất kỳ khi nào họ muốn. Khi một doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, điều này sẽ đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ gia tăng, từ đó làm cho giá sản phẩm sẽ giảm, lúc này các doanh nghiệp hiện tại chỉ còn hưởng lợi nhuận ở mức bình thường. Ngược lại, sẽ có những doanh nghiệp đang cạnh tranh trên thị trường độc quyền, nhưng không được người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm, không thu về được lợi nhuận, lúc này tất yếu doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, từ đó khiến giá cả hàng hóa tăng lên, lúc này những doanh nghiệp còn tồn tại sẽ là người hưởng lợi nhuận.
Sự quyết định về giá trên thị trường
Các doanh nghiệp khi cạnh tranh trong thị trường độc quyền có thể tạo ra nguồn lợi nhuận siêu ngạch nếu họ biết tận dụng khoảng trống trên thị trường. Ví dụ, thời tiết đang bắt đầu chuyển sang đông, nếu doanh nghiệp sản xuất thời trang của bạn đưa ra một mẫu áo khoác tạo được ấn tượng tốt với khách hàng và được người tiêu dùng đón nhận thì doanh nghiệp bạn sẽ có quyền kiểm soát một phần giá cả. Phạm vi quyền lực để kiểm soát giá phụ thuộc vào sức mạnh của người mua gắn liền với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, lợi nhuận này chỉ được tồn tại trong thời gian ngắn, bởi khi đối thủ biết đến sản phẩm này thì họ sẽ cho ra mắt những sản phẩm tương tự đó, lúc này lượng sản phẩm trên thị trường sẽ dồi dào và đương nhiên mức lợi nhuận sẽ giảm đi đáng kể.
Lợi nhuận bình thường trong dài hạn
Theo đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp nếu thị trường xuất hiện nhiều người bán. Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy bất kỳ khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần. Vì vậy, trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh.
Thông tin không hoàn hảo
Người mua và người bán không có kiến thức hoàn hảo về các điều kiện của thị trường như người bán không thể biết được chính xác sở thích của người mua, do đó không thể cung cấp chính xác sản phẩm, dịch vụ đúng nơi mà khách hàng có nhu cầu. Còn khách hàng thì lại không có những thông tin về giá cả, chất lượng của sản phẩm. Vậy nên nhiều người tiêu dùng thường lựa chọn những sản phẩm có tiếng hoặc được bày bán gần nhà.
Cạnh tranh phi giá
Ngoài cạnh tranh về giá thì cạnh tranh phi giá cũng tồn tại trong thị trường cạnh tranh độc quyền. Theo đó, các doanh nghiệp để cạnh tranh phi giá họ sẽ được ra các chương trình khuyến mại, quà tặng đi kèm… để thu hút khách hàng, nhưng vẫn giữ nguyên giá sản phẩm.
Các công ty trong thị trường cạnh tranh độc quyền cạnh tranh để thu hút khách hàng. Họ sử dụng cả Cạnh tranh giá (cạnh tranh với các hãng khác bằng cách giảm giá sản phẩm) và Cạnh tranh phi giá để thúc đẩy doanh số của họ.
Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền
Những mặt hàng cạnh tranh độc quyền trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty sản xuất mì tôm với nhiều nhiều hãng sản xuất và mức giá khác nhau. Chẳng hạn mì tôm ô ma chi, mì hảo hảo, mì trứng vàng, mì ba miền… Mỗi loại mì lại có một mức giá khác nhau và được sản xuất từ loại nguyên liệu khác nhau.
Hoặc cạnh tranh độc quyền giữa các quán cà phê với nhau. Các sản phẩm, dịch vụ ở mỗi quán cà phê có thể phân biệt dựa trên thương hiệu riêng, công thức pha chế khác nhau và giá thành cũng khác nhau.
Ngoài hai lĩnh vực trên thì còn có rất nhiều ví dụ khác về cạnh tranh độc quyền trên thị trường hiện nay như quán ăn, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, trạm xăng, hiệu thuốc, khách sạn, dịch vụ giặt là, xe ôm…
Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Nguyên nhân của cạnh tranh độc quyền trong kinh doanh
Độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh
Quá trình cạnh tranh sẽ khiến những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả sẽ bị những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thôn tính, từ đó sẽ mất thị phần trên thị trường và đào thải khỏi cuộc cạnh tranh.
Trong một số trường hợp cực đoan, nhiều doanh nghiệp bị một doanh nghiệp đánh bại thì lúc này việc độc quyền thị trường sẽ thuộc về doanh nghiệp chiến thắng. Lúc này doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao.
Do được chính phủ nhượng quyền khai thác
Độc quyền thị trường sẽ xuất hiện khi một doanh nghiệp nào đó được chính phủ nhượng quyền khai thác một lĩnh vực nào đó. Chẳng hạn dịch vụ cung cấp nước sạch ở các địa phương hiện nay. Khi doanh nghiệp được chính phủ cấp phép cho hoạt động độc quyền tại đây thì doanh nghiệp có thể tự đưa ra giá theo ý của mình.
Bên cạnh đó, một số ngành quan trọng, chủ đạo của quốc gia như sản xuất vũ khí, quân trang của quốc phòng cũng sẽ được ưu tiên để có thể hoạt động độc quyền.
Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ
Chế độ bảo vệ bản quyền là cơ chế bảo vệ quyền lợi của các nhà phát minh từ đó giúp họ có thêm động lực để cống hiến cho hoạt động nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội.
Với quy định này đã tạo cho những người có bản quyền có một vị thế độc quyền lớn trên thị trường.
Ví dụ hiện nay theo quy định của pháp luật các nhạc sỹ có thể bảo vệ bản quyền bài hát do mình sáng tác. Khi ai sử dụng những bài hát này sẽ phải xin phép nhạc sĩ hoặc mua thì mới có thể sử dụng.
Do sở hữu một nguồn lực đặc biệt
Khi một doanh nghiệp nắm trong tay một nguồn lực đặc biệt hoặc sở hữu khả năng đặc biệt nào đó thì có thể có được sự độc quyền trên thị trường.
Ví dụ: Chẳng hạn, vì những mỏ kim cương lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không thể có.
Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Do tính chất đặc biệt của ngành nào đó cơ lợi tức tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều nguồn hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này còn được gọi là độc quyền tự nhiên.
Ưu nhược điểm của cạnh tranh độc quyền
Ưu điểm và hạn chế của cạnh tranh độc quyền
Cạnh tranh độc quyền sẽ có những ưu điểm và nhược điểm tác động đến thị trường như sau:
Ưu điểm của độc quyền
- Ưu điểm của cạnh tranh độc quyền đó là không có sự rào cản khi gia nhập vào thị trường, điều này giúp cho bất kỳ doanh nghiệp nào đều có thể gia nhập hoặc thoát khỏi thị trường độc quyền. Từ đó thị trường có tính cạnh tranh cao hơn.
- Sự khác biệt hóa tạo ra sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Giúp cho người tiêu dùng có sự da dạng khi lựa chọn sản phẩm và những tiện ích cho người tiêu dùng.
- Cạnh tranh độc quyền giúp cho các doanh nghiệp có động lực để nghiên cứu và phát triển.
- Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền thường sử dụng quảng cáo như một công cụ để tạo sự khác biệt cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình so với đối thủ. Điều này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và do đó, giảm chi phí tìm kiếm.
Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền
- Không hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như phân bổ - điều này dẫn đến tổn thất phúc lợi nghiêm trọng - vấn đề kinh tế cơ bản là phân bổ nguồn lực theo cách hiệu quả nhất vẫn chưa được giải quyết.
- Đôi khi làm lãng phí tài nguyên
- Khi có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều này khiến việc tiếp cận quy mô bị hạn chế. Khi có quá nhiều doanh nghiệp tham gia sẽ khiến người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn, từ đó việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn, chi phí cao hơn.
- Những quảng cáo có thể đánh lừa người tiêu dùng
- Chi phí quảng cáo thường được cộng dồn vào giá sản phẩm từ đó tăng giá thành sản phẩm, bất lợi cho người tiêu dùng
- Không có lợi nhuận siêu ngạch dẫn đến sự hạn chế sự đổi mới và đầu tư vào R&D.
So sánh giữa cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo
Trong bài viết trên TheBank đã chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức xoay quanh khái niệm, các đặc trưng và ưu - nhược điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc các kiến thức hữu cho bạn. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất