avatart

khach

icon

Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Thị trường tài chính

- 25/11/2021

0

Thị trường tài chính

25/11/2021

0

Cạnh tranh và độc quyền nó có tác động như thế nào đến nền kinh tế thị trường? Bài viết dưới đây TheBank sẽ cung cấp đến bạn những nội dung liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.

Mục lục [Ẩn]

Khái niệm về cạnh tranh và độc quyền

- Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội, nó được hiểu là một sự ganh đua của các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm chiếm thị phần cao hay những ưu thế hơn về phía mình của các doanh nghiệp

Khái niệm về cạnh tranh và độc quyền

Khái niệm về cạnh tranh và độc quyền 

- Độc quyền là sự liên minh giữa các hãng lớn cùng nhau cam kết và đưa ra những thỏa thuận cùng nhau quy định về mức giá và sản phẩm làm ra, chia nhau thị trường hoặc cùng nhau vạch ra những quyết định trong kinh doanh.

Khác nhau giữa cạnh tranh và độc quyền

 

Cạnh tranh

Độc quyền

Sản xuất phân tác

Sản xuất tập trung

Giá cả do thị trường quyết định

Giá cả độc quyền được doanh nghiệp áp đặt

Lợi nhuận bình quân trên mọi doanh nghiệp

Lợi nhuận độc quyền cho 1 doanh nghiệp

Đe dọa sự tồn tại của từng doanh nghiệp

Khó phá sản

Phát triển tư bản thương nghiệp

Loại bỏ tư bản thương nghiệp

Cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền hiện nay ở Việt Nam

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền hiện nay ở Việt Nam 

Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nước ta là chưa nhất quán, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được vai trò của nhà nước trong nền kinh tế nên chưa có quan điểm dứt khoát về ủng hộ hay cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà nước hiện vẫn chưa có những quy định cụ thể liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Chính vì thế hiện nay tại Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập về cạnh tranh và độc quyền như:

Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng

Hiện nay tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng còn đang xuất hiện giữa các doanh nghiệp thuộc khối sở hữu nhà nước với các doanh nghiệp thuộc tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, các doanh nghiệp khối nhà nước thường được ưu ái và hưởng nhiều đặc quyền từ phía nhà nước như vốn đầu tư, vị trí địa lý, thị trường tiêu thụ… Ngoài ra những doanh nghiệp này còn nắm trong tay những ngành công nghiệp quan trọng như điện, dầu lửa, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải… Còn các doanh nghiệp tư nhân thì ít được coi trọng hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài phải tuân thủ theo những quy chế riêng của nhà nước khi hoạt động tại Việt Nam và ít nhận được sự ưu đãi của nhà nước. Chính những sự bất bình đẳng này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế của nước ta, bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước khi làm ăn không hiệu quả thường trông chờ vào sự giúp ích của nhà nước, gây lãng phí nguồn tài nguyên. Còn các doanh nghiệp nước ngoài thì bị ảnh hưởng bởi những quy định bất hợp lý trong hoạt động kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp ngại đầu tư vào nước ta.

Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp hiện nay có những cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng những thủ đoạn nhằm loại bỏ đối thủ. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp thực hiện sẽ liên kết với nhau để hợp sức lại và loại bỏ các doanh nghiệp khác, ngăn cản họ không có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh doanh cũng như hạn chế trong việc mở rộng thị trường, tẩy chay hoặc không cung ứng các nguyên liệu để doanh nghiệp sản xuất, ép doanh nghiệp đến bước đường cùng đó là phá sản.

Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp nhằm chi phối thị trường. Những hành vi này thường xuất phát từ những công ty độc quyền hoặc các công ty lớn có khả năng chi phối cả thị trường. Lợi dụng vị thế và sức ảnh hưởng của mình mà các doanh nghiệp đã không từ những thủ đoạn xấu xa, hèn bẩn để nhằm loại bỏ được đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất. Như vậy có thể thấy, việc lạm dụng ưu thế của các doanh nghiệp lớn đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Không những thế, điều này còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp độc quyền thì họ sẽ có quyền áp dụng biểu giá họ mong muốn khiến người tiêu dùng phải mua sản phẩm với giá cao cũng như không có nhiều sự lựa chọn.

Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp. Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập các công ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định của nhà nước. Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ hay tập trung của thị trường. Các công ty liên doanh sáp nhập hay hợp nhất với nhau đều làm cho thị trường tập trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh tăng khả năng chi phối độc quyền thị trường của các tổng công ty hay các liên doanh, làm triệt tiêu cạnh tranh trong kinh doanh.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định xử phát cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chính điều này đã tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng thường xuyên. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường được nhiều doanh nghiệp thực hiện như: Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường. Việc hàng giả, hàng nhái bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các công ty làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm nhái…

Độc quyền một số công ty

Một số công ty với thế mạnh về kinh tế đã kiến nghị với chính phủ thực hiện các chính sách bảo hộ ngăn cản nhập khẩu, chính sách bao cấp, lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp để duy trì vị thế độc quyền của mình.

Với sự độc quyền này, nhiều công ty đã tự đưa ra các quyết định những sản phẩm mà doanh nghiệp mình sẽ tạo ra, gây mất sự bình đẳng trên thị trường giữa các doanh nghiệp.

Độc quyền trong các ngành kinh tế kết cấu hạ tầng

Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kết cấu hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận đem lại chậm và không đáng kể. Ngoài ra độc quyền tự nhiên còn tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: Điện, nước, dầu khí, đặc biệt này chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín theo chiều dọc vừa thực hiện các khâu đầu vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn chế cạnh tranh hay dường như không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy các tổng công ty có thể đưa ra những mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao. Điều này làm cho người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hoá dịch vụ trong khi chất lượng không tương xứng.

Ý nghĩa của cạnh tranh và độc quyền

Ý nghĩa của cạnh tranh và độc quyền

Ý nghĩa của cạnh tranh và độc quyền 

Ý nghĩa của cạnh tranh

  • Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
  • Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường
  • Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất
  • Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh
  • Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế – xã hội

Ý nghĩa của độc quyền

Độc quyền đề cập đến một tình huống thị trường trong đó chỉ có một người bán hàng hóa. Không có sự thay thế chặt chẽ cho hàng hóa mà nó tạo ra và có những rào cản gia nhập. Nhà sản xuất duy nhất có thể ở dạng chủ sở hữu cá nhân hoặc một đối tác hoặc một công ty cổ phần. Nói cách khác, dưới sự độc quyền không có sự khác biệt giữa công ty và ngành công nghiệp.

Nhà độc quyền có toàn quyền kiểm soát việc cung cấp hàng hóa. Có quyền kiểm soát nguồn cung hàng hóa, ông sở hữu sức mạnh thị trường để định giá. Do đó, là một người bán duy nhất, nhà độc quyền có thể là một vị vua không có vương miện. Nếu có độc quyền, độ co giãn chéo của nhu cầu giữa sản phẩm của nhà độc quyền và sản phẩm của bất kỳ người bán nào khác phải rất nhỏ.

Mối quan hệ cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:

Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đối thủ.

Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…

Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.

Như vậy với những chia sẻ trên bạn đã có thể nắm được những thông tin về cạnh tranh và độc quyền.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

4,5 (6 lượt)

4,5 (6 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *