avatart

khach

icon

Quản lý là gì? Nó có vai trò như thế nào?

Thị trường tài chính

- 26/11/2021

0

Thị trường tài chính

26/11/2021

0

Trong bài viết này hãy cùng TheBank thảo luận về vấn đề quản lý cũng như vai trò của quản lý hiện nay trong các công ty, doanh nghiệp.

Mục lục [Ẩn]

Quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức tập thể nào, người quản lý như một đầu tầu để dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng, từ đó đạt được những mục tiêu mà công ty, doanh nghiệp đã đề ra. Từ đó giúp công ty, doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Quản lý là gì?

Khái niệm quản lý được hiểu như thế nào

Khái niệm quản lý được hiểu như thế nào

Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Quản lý trong tiếng Anh được gọi là Management là sự phối hợp và điều hành các công việc có tổ chức, doanh nghiệp nhằm định hướng các mục tiêu đã được đề ra trước đó. Để thực hiện hoạt động quản lý cần phải có tổ chức và quyền uy. Tổ chức phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khả năng áp đặt ý chí của chủ thể quản lí đối với các đối tượng quản lý, bảo đảm sự phục tùng của cá nhân đối với tổ chức.

Quản lý ra đời khi có hoạt động chung của con người. Quản lí điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tập thể hướng tới mục tiêu đã định trước.

Người quản lý

Đây là người phối hợp và điều khiến các công việc đến nhân viên, tình nguyện viên để đạt được những hiệu quả trong mục tiêu đã được định sẵn từ trước của một tổ chức, doanh nghiệp, lãnh đạo hoặc một cơ quan chính phủ nào đó. Người quản lý sẽ là người trực tiếp chịu những trách nhiệm khi công việc không đạt theo ý muốn.

Quản lý có vai trò gì?

Vai trò của quản lý là gì

Vai trò của quản lý là gì 

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể thấy quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần đến hiệu quả cũng như sự thành công của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lý đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Dưới đây là một số vai trò cơ bản mà bất kỳ người quản lý nào cũng phải thực hiện.

Vai trò giao tiếp, quan hệ

  • Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.
  • Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.

Vai trò thông tin

  • Thu thập thông tin từ cấp dưới.
  • Phổ biến thông tin từ cấp trên.
  • Cung cấp thông tin cho bên ngoài.

Vai trò quyết định

  • Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý.
  • Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lý cần thực hiện các vai trò cụ thể sau:

Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung: quản lý sẽ là người trung gian giữa các cấp quản lý cao hơn và nhân viên để truyền đạt lại những kế hoạch mà các sếp đã đưa ra nhằm đem lại lợi ích chung cho toàn thể công ty.

Khơi gợi thiết lập tinh thần tập thể: Bản chất của tinh thần tập thể là tạo sự phấn khởi khi làm việc cho nhân viên, sự yêu thích công việc… muốn làm được vậy, các nhà quản lý phải có phẩm chất đạo đức tốt, có sự quan tâm, đồng cảm với nhân viên chẳng hạn mời nhân viên một chầu trà sữa vào một ngày thời tiết đẹp trời, mua một chiếc bánh gato nếu có nhân viên sinh nhật… chỉ một vài hành động nhỏ thôi cũng đủ thấy sự quan tâm của quản lý đến cho nhân viên của mình. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng hết sức vì công việc chung.

Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự: Trong bất kỳ công việc nào, muốn đạt được kết quả cao cũng thì sự an toàn của con người luôn cần phải đặt lên hàng đầu. Muốn vậy, các nhà quản lý cần phải có những biện pháp để giúp đỡ cho cộng sự của mình từ đó tạo niềm tin cho nhân viên khi làm tại công ty.

Truyền đạt lại những kinh nghiệm: Một nhà quản lý tốt luôn dành nhiều thời gian để giúp nhân viên của mình hoàn thiện hơn. Họ không ngần ngại chia sẻ những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về các lĩnh vực, công việc cho nhân viên biết. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ tìm được những người tiền nhiệm có khả năng và tố chất để trở thành người quản lý sau này.

Ví dụ về quản lý

Ví dụ về quản lý trong cuộc sống

Ví dụ về quản lý trong cuộc sống 

Trong một xưởng sản xuất giày da, sẽ có rất nhiều các công nhân làm việc, mỗi nhân viên yêu cầu phải đạt được mức là 5 sản phẩm một ngày. Tuy nhiên, do không có người quản lý sát sao công việc của họ nên mỗi ngày nhân viên chỉ làm được 2-3 sản phẩm. Nhận thấy những bất cập, thiếu trách nhiệm trong khi làm việc của các nhân viên, các sếp đã bầu ra một người quản lý để giám sát, khi nhân viên không đáp ứng đủ doanh số thì sẽ được quản lý ghi chép lại từ từ đó giúp nhân viên hoàn thiện công việc đã đề ra. Ngoài ra, người quản lý còn có nhiệm vụ truyền đạt lại những thông tin, hướng phát triển của doanh nghiệp để nhân viên biết và thực hiện theo các quản lý cấp trên đã đề ra.

Như vậy có thể thấy những người quản lý đã phát huy được vai trò của mình để giúp công ty ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn. Nhân viên cũng từ đó tập chung làm việc và mức lương tăng lên.

Những kỹ năng và phẩm chất cần có của một nhà quản lý

Kỹ năng và phẩm chất của một người quản lý

Kỹ năng và phẩm chất của một người quản lý

Kỹ năng của nhà quản lý

Để trở thành một nhà quản lý giỏi được sếp và nhân viên tín nhiệm thì bạn phải có những kỹ năng sau cho bản thân:

  • Kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn: khả năng thực hiện một công việc cụ thể
  • Kỹ năng tư duy, nhận thức: khả năng nắm bắt, nhận thức thông tin, cơ hội, nguy cơ
  • Kỹ năng nhân sự: khả năng giao tiếp, lãnh đạo, động viên...

Tùy vào nhà quản lý đang ở vị trí nào mà yêu cầu đối với các kỹ năng đó có thể khác nhau.

Xem thêm: Nhân viên quản lý tín dụng giỏi cần những kỹ năng gì?

Phẩm chất của một nhà quản lý cần có

Bên cạnh kỹ năng, một nhà quản lý tốt cũng phải đáp ứng những phẩm chất sau:

  • Có khả năng giao tiếp tốt với mọi người.
  • Có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng.
  • Có tính logic, phân tích và lập luận một cách chặt chẽ.
  • Có khả năng động viên và lãnh đạo mọi người.
  • Có thể làm việc hiệu quả, nhanh chóng và không rời khỏi khi công việc chưa hoàn thành.
  • Có khả năng thuyết phục mọi người làm việc.
  • Có khả năng ra những mệnh lệnh.
  • Có một khả năng về chuyên môn nhất định.

Các cấp quản lý theo hệ thống thứ bậc

Trong một tổ chức, doanh nghiệp lớn thông thường quản lý sẽ được phân theo 3 cấp bậc theo mô hình cấu trúc kim tự tháp.

Quản lý cao cấp

Những người quản lý cấp cao thường là những người trong hội đồng quản trị, giám đốc điều hành hoặc chủ tịch của một tổ chức. Những người này sẽ có nhiệm vụ đưa ra các mục tiêu, chiến lược, các quyết định quan trọng để công ty, doanh nghiệp hoạt động theo đúng ý đồ mà họ đã đưa ra. Các nhà quản lý cấp cao sẽ là người đưa ra các định hướng, ý tưởng để cho quản lý cấp trung truyền đạt lại cho những người cấp thấp thực hiện và báo cáo kết quả cho họ biết.

Để trở thành một quản lý cấp cao bạn phải là người am hiểu nhiều kiến thức, có kỹ năng quản lý cũng như khả năng phân tích, đánh giá những tác động của thị trường đến doanh nghiệp. Từ đó tìm được hướng đi đúng đắn nhất để công ty, doanh nghiệp phát triển.

Quản lý trung cấp

Quản lý trung cấp là người trực tiếp quản lý các chi nhánh, khu vực, quản lý bộ phận. Những người này có nhiệm vụ truyền đạt lại những kế hoạch, phương hướng, mục tiêu thực hiện của những nhà quản lý cao cấp đến các nhà quản lý tiền tuyến.

Những người quản lý trung cấp đòi hỏi am hiểu về các kiến thức chuyên ngành về một số nhiệm vụ mình quản lý. Phải chịu trách nhiệm về việc việc mình truyền đạt.

Quản lý cấp thấp hơn

Là những người giám sát viên, trưởng nhóm tiền tuyến, giám sát trực tiếp các công việc của nhân viên, tình nguyện viên và đưa ra những định hướng về công việc của họ theo chỉ đạo của quản lý cấp trung.

Các quyết định của người quản lý cấp thấp thường chỉ mang tính thời vụ.

Chức năng của nhà quản lý

Dưới đây là 4 chức năng cơ bản của một nhà quản lý chuyên nghiệp.

Hoạch định

Đây là một trong những chức năng cơ bản nhất của quản lý. Theo đó người quản lý sẽ xác lập các mục tiêu và phương thức thực hiện cụ thể trong một thời gian nhất định để có thể hoàn thành những mục tiêu mà công ty đã đề ra.

Chức năng tổ chức thực hiện

Ngoài chức năng lên kế hoạch, người quản lý sẽ phải phân công nhiệm vụ đến các phòng ban trong công ty để đảm bảo hoạt động trơn tru, đúng nhiệm vụ của từng phòng ban. Sau khi phân chia công việc thì quản lý sẽ phải kiểm soát tiền độ thực hiện công việc của nhân viên từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất giúp đạt hiệu quả cao khi thực hiện.

Chức năng lãnh đạo

Các nhà quản lý sẽ được phân quyền từ các cấp cao cấp hoặc cao cấp từ đó tác động đến các bộ phận để họ thực hiện đúng những mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

Chức năng kiểm tra/đánh giá

Các nhà quản lý sẽ kiểm tra quá trình thực hiện của các cá nhân, bộ phận sau đó so sánh giữa các mục tiêu và kết quả đạt được. Nếu cá nhân, tập thể nào hoàn thành đảm bảo mục tiêu đề ra sẽ được khen thưởng theo đúng quy chế. Ngược lại, nếu không hoàn thành hết mục tiêu sẽ bị phạt theo quy định.

Trên đây là những thông tin bài viết về quản lý là gì, những vai trò của quản lý. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đọc đã có những thông tin hữu ích về lĩnh vực này.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *