Nhân viên quản lý tín dụng giỏi cần những kỹ năng gì?
Mục lục [Ẩn]
Nhân viên quản lý tín dụng là gì?
Nhân viên quản lý tín dụng là người hỗ trợ cho đội kinh doanh trong việc xử lý hồ sơ khách hàng sau khi khoản vay đã được phê duyệt.
Trên thực tế, nhân viên quản lý tín dụng còn được gọi với những cái tên như: Nhân viên hỗ trợ tín dụng, chuyên viên kiểm soát giải ngân, chuyên viên quản lý chứng từ…
Công việc của nhân viên quản lý tín dụng là chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ 1 lần nữa, thực hiện các thủ tục giúp khách hàng hiện thực hóa “ước mơ” vay vốn và quản lý hồ sơ của khách hàng trong suốt thời gian vay. Đây là một vị trí quan trọng trong ngân hàng (kiểm soát rủi ro tại chỗ).
Xem thêm: Công việc của nhân viên hỗ trợ tín dụng.
Nhân viên quản lý tín dụng là người hỗ trợ cho đội ngũ kinh doanh
Nhân viên quản lý tín dụng giỏi cần kỹ năng gì?
Chấp nhận rủi ro
Nghề tín dụng là một công việc khá đặc thù, không hẳn là một nhân viên kinh doanh nhưng cũng không đơn thuần là một chuyên viên phân tích tài chính, phân tích tín dụng. Đặc biệt rủi ro tín dụng luôn là bức tranh hiện hữu trong thực tiễn cũng như trên lý thuyết.
Bản thân công việc này yêu cầu người làm phải hài hòa giữa tiếp thị, mở rộng khách hàng với kiểm soát rủi ro. Vì thế nếu tâm lý bạn không vững vàng thì dẫn đến thực trạng là nhìn hồ sơ nào, khách hàng nào cũng thấy rủi ro, một thời gian sẽ làm bạn “sợ” cho vay. Tình trạng này kéo dài buộc bạn phải tìm cách chuyển sang bộ phận khác hoặc có thể là công việc khác.
Xem thêm: Rủi ro tín dụng bao gồm những gì?
Nghe kỹ, hiểu sâu, làm chắc
Nghe kỹ, tức là bạn phải tập thói quen khi giao tiếp với ai đó hoặc tiếp nhận lệnh từ sếp phải nghe đầy đủ, không hiểu thì hỏi lại và có thể nhắc đi nhắc lại trong đầu nếu thấy cần thiết. Việc nghe kỹ còn thể hiện ở chỗ bạn nghe phải chọn lọc thông tin, có những thông tin mang tính chất quan trọng phải được ghi nhớ thật sâu.
Mặt khác, để trở thành một nhân viên quản lý tín dụng giỏi và có thăng tiến trong công việc bạn phải tập cho mình những tư duy thật chắc chắn, rõ ràng.
Tín trong tín dụng là uy tín nên khi bạn tư vấn cho khách hàng hoặc giải trình với lãnh đạo, trao đổi với đồng nghiệp thì những lời bạn nói ra phải thật rành mạch, rõ ràng về quan điểm để đem lại lòng tin cho người khác. Để làm được điều đó bạn phải tìm hiểu rất kỹ những vấn đề bạn tư vấn, trao đổi.
Một nhân viên quản lý tín dụng luôn phải ghi nhớ là “làm chắc”, bởi đơn giản, rủi ro nghề tín dụng luôn thường trực và xảy ra bất kỳ lúc nào. Bạn làm thật chắc, tức là: Hồ sơ đầy đủ, thủ tục đúng quy trình, nội dung trình thẩm định rõ ràng, hãy hoàn thiện công tác quản lý hồ sơ và quản lý sau cho vay thật tốt, giấy tờ đúng và đủ theo quy định.
Xem thêm:
Kỹ năng cần có của một nhân viên quản lý tín dụng giỏi
Đặt ra các mục tiêu phấn đấu
Công việc gì cũng cần có mục tiêu, việc đặt ra cho mình một kế hoạch hành động sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn, bố trí và sắp xếp công việc khoa học. Vì vậy hãy tự đặt cho mình mục tiêu để có động lực phát triển.
Lương của nhân viên quản lý tín dụng
Theo như khảo sát thì lương của nhân viên quản lý tín dụng khoảng từ 5 đến 7 triệu (tùy từng ngân hàng). Tuy nhiên, mức lương của họ sẽ không dừng ở con số đó bởi mỗi nhân viên hỗ trợ tuyển dụng sẽ được thưởng thêm hoa hồng dựa trên hiệu quả công việc.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng có chính sách điều chỉnh tăng lương hàng năm dựa trên mức độ gắn bó và kết quả làm việc của mỗi nhân viên.
Kinh nghiệm khi phỏng vấn
Thái độ
Đại đa số các bạn sinh viên khi được hỏi một số kiến thức cơ bản về ngân hàng đều không trả lời được hoặc trả lời không đầy đủ. Đơn giản vì các bạn không học hoặc học không nghiêm túc chuyên ngành của mình.
Vì thế lời khuyên đầu tiên là hãy nghiêm túc cho buổi phỏng vấn: Nghiêm túc về kiến thức, về trang phục, tác phong và nội dung công việc ứng tuyển.
Kinh nghiệm thực tiễn
Mặt khác, thực tế chỉ ra rằng, nếu ứng viên nắm chắc kiến thức hoặc có trải nghiệm thực tiễn thì rất được Ban phỏng vấn đánh giá cao.
Ban tuyển dụng khi phỏng vấn rất thích hỏi những bạn đã có trải nghiệm về công việc mà ứng viên đã chọn cho dù nó chỉ là ở mức độ thực tập, học việc hay cộng tác viên. Vì như thế bạn đã có ý thức tự trang bị cho mình các “công cụ” trước khi thi tuyển bằng việc tự đưa mình vào môi trường của ngân hàng.
Cho dù các kiến thức hoặc mức độ am hiểu của bạn chưa đạt đến yêu cầu nhưng điều đó đánh giá cao ý thức của ứng viên. Tất nhiên với những ngân hàng nào đang cần người làm được việc ngay thì bạn sẽ là sự lựa chọn đầu tiên.
Tuy nhiên nếu bạn không có cơ hội để trải nghiệm thực tiễn thì sao?
Ban tuyển dụng có rất nhiều cách để đánh giá ứng viên thi tuyển ngân hàng. Vì thế bạn cần có một tư duy thật mạch lạc về kiến thức ngân hàng, nắm sâu và chắc các nội dung đã học, đã đọc. Ban tuyển dụng hỏi sẽ đi sâu vào nhiều khía cạnh, bạn trả lời lưu loát, rõ ràng và đảm bảo tính liên kết kiến thức thì sẽ được đánh giá rất cao.
Kinh nghiệm thực tiễn rất quan trọng
Ngoại hình, hành vi, tác phong
Chuyên viên tín dụng là hình ảnh của cả một ngân hàng vì vậy khi tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên nào có những đặc điểm sau:
Một con người nhanh nhẹn, hoạt bát, có tư duy mạch lạc, rõ ràng, dễ gây thiện cảm, trang phục gọn gàng, lịch sự và đặc biệt một tính cách rất phù hợp với nghề tín dụng là sự điềm tĩnh.
Bài viết đã chia sẻ những kỹ năng cần có của một nhân viên quản lý tín dụng giỏi và kinh nghiệm khi phỏng vấn. Công việc nào cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi bạn phải thực sự cố gắng, thay đổi và thích nghi.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất