avatart

khach

icon

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là gì? Cập nhật các thông tin liên quan

Thị trường tài chính

- 27/04/2022

0

Thị trường tài chính

27/04/2022

0

Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý chính trong lĩnh vực bảo hiểm chính là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Vậy Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có chức năng và cơ cấu như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là gì?

Theo Điều 1 Quyết định số 1799/QĐ-BTC, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm được giải thích như sau:

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật

Như vậy, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chính là cơ quan nhà nước thuộc sự quản lý, giám sát của Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm về hoạt động trước Bộ Tài chính và sẽ hoạt động dưới sự phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm trong tiếng Anh được gọi là: Department of the Insurance Supervisory Authority. Viết tắt của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là ISA.

Cục quản lý giám sát bảo hiểm là gì

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là cơ quan nhà nước thuộc sự quản lý, giám sát của Bộ Tài chính

Chức năng của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm 

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 1799, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có các chức năng như sau:

  • Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong phạm vi cả nước;
  • Trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 1799, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

  • Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Tổ chức thực hiện, tuyên truyền phổ biến và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
  • Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (bao gồm cả trường hợp đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chấp thuận những thay đổi của các tổ chức nêu trên theo quy định của pháp luật.
  • Kiểm tra và giám sát hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam; hoạt động của các văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
  • Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo hiểm đối với các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hiệp hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
  • Thường trực giúp các Bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo giám sát thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (Cơ quan Quốc gia thực hiện chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới).
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm; tổ chức công tác thống kê, phân tích, dự báo, sơ kết, tổng kết và đánh giá về tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm; thực hiện chế độ báo cáo thống kê về thị trường bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành.
  • Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
  • Quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Tìm hiểu thêm: Quy trình cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm được thực hiện nhue thế nào?

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm gồm:

  • Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm:
    • Văn phòng Cục;
    • Phòng Phát triển thị trường bảo hiểm;
    • Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm phi nhân thọ;
    • Phòng Quản lý, giám sát bảo hiểm nhân thọ;
    • Phòng Quản lý, giám sát môi giới bảo hiểm;
    • Phòng Thanh tra, kiểm tra;
    • Phòng Thống kê và Thông tin thị trường bảo hiểm.
  • Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm (IRT), nay là Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam (VIDI)

Lãnh đạo của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm có Cục trưởng và không quá 3 Phó Cục trưởng. Nhiệm vụ của các lãnh đạo sẽ được quy định như sau:

  • Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ công chức, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật.
  • Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.

Thông tin chi tiết của các lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm:

  • Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm: ông Ngô Việt Trung. Ông Trung vừa được bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm vào tháng 8/2021.
  • Phó Cục trưởng: Phạm Thu Phương    

Lãnh đạo Cục quản lý giám sát bảo hiểm

Thứ trưởng Bộ Tài chính trao Quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm cho ông Ngô Việt Trung (Ảnh: Vneconomy)

Thông tin liên hệ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm

Bạn có thể liên hệ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm theo các thông tin dưới đây:

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm IRT là gì?

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm IRT thực chất chính là Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo bảo hiểm - IRT nay được cơ cấu thành Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam (VIDI)

Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Viện có chức năng:

  • Nghiên cứu khoa học; 
  • Đào tạo nguồn nhân lực; 
  • Thu thập, xử lý và cung cấp dữ liệu thông tin theo yêu cầu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm hoặc nhu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm, các tổ chức cá nhân khác; 
  • Tổ chức thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm; 
  • Tổ chức thi, cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm theo quy định;
  • Tham mưu, đề xuất với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm việc xây dựng mức phí bảo hiểm tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản của một số sản phẩm bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và 2 chi nhánh (Miền Trung và Miền Nam). 

Trụ sở chính tại Hà Nội được cơ cấu gồm Văn phòng và 03 Ban chức năng:

  • Ban Nghiên cứu khoa học và Đào tạo
  • Ban Công nghệ thông tin và Định phí
  • Ban Tổ chức thi chứng chỉ.

Ban Lãnh đạo VIDI gồm:

  • Viện trưởng: ThS. Bùi Anh Dũng
  • Phó Viện trưởng:
    • Nguyễn Thái Hòa
    • ThS. Đào Trung Kiên

Thông tin liên hệ của Viện Phát triển bảo hiểm Việt Nam:

  • Địa chỉ: Số 6 Phan Huy Chú - Hoàn Kiếm - Hà Nội
  • Điện thoại: (844)22232233 / 024.38238603
  • Fax: (844)22232234 / 024.38238630
  • Email: ncdt-bh@mof.gov.vn
  • Website: http://irt.mof.gov.vn 

Trên đây là các thông tin chi tiết về Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. Hy vọng với những thông tin này bạn đã hiểu về cơ quan thuộc Bộ Tài chính này cũng như chức năng, nhiệm vụ và thông tin liên hệ khi cần thiết.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *