avatart

khach

icon

Câu chuyện về Bancassurance: "Con gà đẻ trứng vàng" nhưng cần chấn chỉnh

Tin tức

- 10/06/2022

0

Tin tức

10/06/2022

0

Bancassurance - kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng được xem là "con gà đẻ trứng vàng" cho ngân hàng và công ty bảo hiểm trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, câu chuyện về kênh phân phối này vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, cần chấn chỉnh để tránh gượng ép.

Mục lục [Ẩn]

Bancassurance sôi động và bùng nổ doanh thu

Kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng hay còn gọi là Bancassurance là một trong những kênh phân phối quan trọng, được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng. Kênh Bancassurance hiện đang mang lại hiệu quả cao, được xem là "con gà đẻ trứng vàng", đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng như mang đến nguồn lợi nhuận khủng mỗi năm cho các ngân hàng.

Thống kê cho thấy, kênh bancassurance hoạt động sôi nổi và tỷ lệ gia tăng mỗi năm. Năm 2016 tỷ lệ thâm nhập của kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) chỉ chiếm hơn 5% nhưng đến năm 2019, con số này là hơn 17% và tiếp tục tăng mạnh gần 30% vào năm 2021.

Theo chia sẻ của ông Ngô Trung Dũng, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tỷ trọng phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng chiếm gần 40% doanh thu bán mới, gấp đôi sau 3 năm. Con số này chỉ dao động ở mức 6% - 10% vào khoảng 6 - 7 năm trước.

Manulife và VietinBank ký kết hợp tác

Manulife Việt Nam và VietinBank ký kết hợp tác phân phối bảo hiểm (Nguồn ảnh: báo Chính phủ)

Chưa kể, trong 3 năm gần đây, hợp đồng phân phối độc quyền giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm liên tục được ký kết. Đơn cử như cú bắt tay hợp tác của Agribank và FWD Việt Nam vào năm 2022. Theo đó, FWD Việt Nam sẽ phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua Agribank, ngân hàng duy nhất có mặt tại 63 tỉnh, thành và 9/13 huyện đảo với hệ thống gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Hay thỏa thuận hợp tác kéo dài 16 năm giữa Manulife Việt Nam và VietinBank.

Nhân tố mới của thị trường bảo hiểm như Shinhan Life Việt Nam cũng công bố ký kết hợp tác kinh doanh bảo hiểm liên kết ngân hàng với Ngân hàng Shinhan Việt Nam... hay VIB bắt tay hợp tác chiến lược 15 năm với Prudential; ACB ký với SunLife vào cuối tháng 12/2021; MBBank với MB Ageas Life; Vietcombank với FWD và HDBank với Dai-ichi Life...

Những sự kiện này càng minh chứng bancassurance là một trong những kênh phân phối bảo hiểm được các doanh nghiệp chú trọng và đẩy mạnh.

"Con gà đẻ trứng vàng" mang tên Bancassurance

Thực tế không quá khó hiểu về sự sôi động của kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, bởi mỗi năm kênh phân phối này được xem là "con gà đẻ trứng vàng" khi mang về lợi nhuận nghìn tỷ cho các ngân hàng và kết quả kinh doanh khả quan cho các công ty bảo hiểm nhân thọ.

Thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2021 mảng kinh doanh bảo hiểm mang về lợi nhuận lợi nhuận lớn cho các ngân hàng. Theo đó:

  • Ngân hàng ACB: Năm 2021 mảng kinh doanh bảo hiểm đóng góp trên 1.300 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận gần 12.000 tỷ đồng của đơn vị. Năm 2022, doanh thu từ bancassurance và khoản phí trả trước (được phân bổ trong 15 năm, bắt đầu từ năm 2021) sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy thu nhập phí của ngân hàng.
  • Ngân hàng MB: Quý I/2022, lãi từ hoạt động dịch vụ của MB tăng 4,8% lên 1.117 tỷ đồng. Hiện thu từ kinh doanh dịch vụ bảo hiểm đóng góp lớn nhất vào thu hoạt động dịch vụ của MB
  • Ngân hàng VIB: Các chuyên gia Chứng khoán SSI tính toán, bán lẻ bảo hiểm thường chiếm 20% lợi nhuận trước thuế của VIB
  • Ngân hàng VPBank: Quý I/2022, thu nhập thuần từ lãi hợp nhất đạt 9.888 tỷ đồng, tăng trưởng 8,4% so với cùng kỳ, trong khi đó thu nhập ngoài lãi đạt 8.381 tỷ đồng, cao hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhờ khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và AIA Việt Nam.

bán bảo hiểm qua ngân hàng

Ngân hàng thu lợi nhuận lớn từ dịch vụ bán bảo hiểm

Hoạt động Bancassurance đang phản cảm, cần chấn chỉnh

Thời gian gần đây, hoạt động Bancassurance đang gây ra nhiều phản cảm và nhận được những phản ánh tiêu cực từ khách hàng. Trong đó nổi cộm là tình trạng các ngân hàng chạy đua theo chỉ tiêu, dẫn đến việc ép khách hàng vay vốn phải mua bảo hiểm mới được giải ngân... Thậm chí, đội ngũ tư vấn bảo hiểm ở các ngân hàng đã tư vấn không đúng nhu cầu của khách hàng. Khách có nhu cầu vay vốn, nghĩa là đang thiếu tiền, nhưng lại tư vấn tham gia bảo hiểm đầu tư.

Các bất cập này gây ra không ít ảnh hưởng cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng và ngành bảo hiểm nói chung. Trong đó, đáng chú ý chính là tình trạng khách hàng miễn cưỡng mua để được vay vốn nhanh chóng rồi hủy ngay sau năm đầu. Tình trạng mua bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay một cách miễn cưỡng diễn ra khá phổ biến.

Đánh giá về kênh Bancassurance, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV từng chia sẻ trên Vneconomy, rủi ro chính của bancassurance hiện nay là nhân viên ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức về các sản phẩm bảo hiểm, có thể dẫn đến chất lượng tư vấn sản phẩm không cao, đôi khi có thể gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng. Theo ông, để bancassurance phát triển lành mạnh, hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần có quy định riêng đối với kênh phân phối này.

Liên quan đến các bất cập xung quanh kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính cũng đã có văn bản yêu cầu vấn chỉnh hoạt động bán chéo bảo hiểm. Vấn đề này cũng đã được đưa ra bàn luận tại kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Quốc hội tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Trong năm 2022, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng có hoạt động đại lý bảo hiểm phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống. Xử lý nghiêm những trường hợp yêu cầu khách hàng phải mua các loại bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Hoạt động bancassurance

Hoạt động Bancassurance cần được chấn chỉnh và đưa về đúng nghĩa

Ngoài các chỉ đạo từ cơ quan quản lý, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần kiểm soát tốt để kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng trở lại đúng nghĩa, không gây ra phản cảm và mang đến lợi ích thiết thực cho khách hàng cũng như ngân hàng, công ty bảo hiểm.

Đối với khách hàng, khi vay ngân hàng và được nhân viên tín dụng đề xuất mua bảo hiểm, hoàn toàn có thể xem xét và đưa ra quyết định theo nhu cầu của bản thân. Khách hàng có quyền từ chối nếu không có nhu cầu. Trường hợp bị "ép" mua bảo hiểm khi vay ngân hàng, khách hành hoàn toàn có thể phản ánh đến các cơ quan liên quan. Trước đó Bộ Tài chính đã đề nghị xử lý nghiêm những trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm khi cấp tín dụng cho khách hàng. Hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng sẽ được tăng cường kiểm tra cũng như hoàn thiện các chính sách liên quan.

 


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *