Bảo hiểm chăn nuôi là gì? Bảo hiểm chăn nuôi dành cho đối tượng nào?
Mục lục [Ẩn]
Bảo hiểm ngành chăn nuôi là gì?
Bảo hiểm chăn nuôi tiếng Anh gọi là Livestock insurance.
Đây là loại bảo hiểm bao gồm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm dành cho đối tượng bảo hiểm là các loại vật nuôi cũng như các sản phẩm chăn nuôi.
Chăn nuôi không những là một công việc vất vả mà còn có thể gặp nhiều rủi ro gây ra những tổn thất lớn nhỏ khác nhau:
- Rủi ro mang tính khách quan: Thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...
- Rủi ro mang tính chủ quan: Do chế độ chăm sóc, thí nghiệm, nuôi dưỡng,...
Vì những điều này mà hoạt động chăn nuôi vẫn chưa có tính ổn định, chưa thu hút được mọi người tập trung vào công việc này. Do đó, để có sự chủ động đối phó với quỹ dự trữ để kịp thời bù đắp những tổn thất, người chăn nuôi nên tham gia bảo hiểm chăn nuôi cho vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi.
Bảo hiểm chăn nuôi đang ngày càng quan trọng đối với ngành nông nghiệp
Đối tượng bảo hiểm ngành chăn nuôi
Đối tượng bảo hiểm chăn nuôi chính là các sản phẩm chăn nuôi và các loại vật nuôi. Vật nuôi là tài sản chính sẽ được bảo hiểm đến từng con, còn vật nuôi là tài sản lưu động có thể sẽ bảo hiểm cả đàn.
Vật nuôi bản chất được coi là tài sản lưu động là những con vật được nuôi dưỡng trong thời gian ngắn, thu hoạch bằng cách giết mổ hoặc chuyển sang làm tài sản cố định.
Thời hạn bảo hiểm của loại vật nuôi này trung bình khoảng một năm hay toàn bộ chu kỳ sản xuất. Trường hợp thời hạn bảo hiểm là toàn bộ chu kỳ sản xuất thì sẽ được bắt đầu khi vật nuôi được chuyển sang chức năng tài sản cố định cho đến lúc kết thúc chu kỳ sản xuất (sau khi đã hoàn thành khấu hao).
Phạm vi bảo hiểm chăn nuôi
Bảo hiểm chăn nuôi được chi trả trong những phạm vi:
- Thiên tai, mưa đá, bão lụt, nóng lạnh bất thường và khô cạn nguồn nước.
- Bệnh dịch (gồm cả bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm).
- Buộc phải giết mổ để phòng trừ dịch bệnh lây lan; hoặc trường hợp vật nuôi bị ốm, tai nạn, thương tật mà không thể tiếp tục nuôi dưỡng và sử dụng được.
- Một số rủi ro cụ thể khác: Động vật ăn thịt/phá hoại/đánh cắn lẫn nhau/tai nạn giao thông/hoả hoạn,...
Điều kiện của bảo hiểm chăn nuôi
Căn cứ vào Điều 3 QUY TẮC, BIỂU PHÍ VÀ MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM VẬT NUÔI (Ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), điều kiện bảo hiểm chăn nuôi được quy định như sau:
- Vật nuôi phải được nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình chăn nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và/hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương.
- Số lượng vật nuôi tham gia bảo hiểm phải đạt được những điều kiện sau:
- Trường hợp chăn nuôi cá lẻ: Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của hộ và:
- Bảo hiểm trâu bò: Tối thiểu 30% số lượng vật nuôi trong xã.
- Bảo hiểm lợn thịt: Tối thiểu 30% số lượng vật nuôi trong xã.
- Bảo hiểm gia cầm: Tối thiểu 30% số lượng gia cầm trong xã và hộ nuôi phải đảm bảo quy mô nhất định. Cụ thể: Nuôi lấy thịt từ 200 con trở lên; nuôi lấy trứng từ 100 con trở lên.
- Trường hợp chăn nuôi quy mô trang trại: Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của trang trại.
- Trường hợp chăn nuôi cá lẻ: Phải bảo hiểm toàn bộ số vật nuôi của hộ và:
- Thời gian chờ không thuộc trách nhiệm bảo hiểm áp dụng đối với bệnh và dịch bệnh: Vật nuôi bị chết trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận bảo hiểm và vật nuôi từ tỉnh khác chuyển đến bị chết do bệnh và dịch bệnh trong vòng 30 ngày.
- Vật nuôi trong độ tuổi theo quy định dưới đây:
- Bò sữa: Từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi.
- Trâu, bò: Từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi.
- Lợn nái, đực giống: Từ 6 tháng tuổi đến khi chuyển sang nuôi thịt hoặc loại thải và không quá 8 tuổi.
- Lợn thịt (bao gồm cả lợn nái hậu bị): Từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi.
- Gà thịt: Từ 2 tuần tuổi đến hết chu kỳ nuôi tùy theo từng loại.
- Gà đẻ: Từ 2 tuần tuổi đến 60 tuần tuổi.
Như vậy, vật nuôi phải đảm bảo về quy trình chăn nuôi, số lượng vật nuôi, độ tuổi vật nuôi và thời gian chờ theo đúng quy định mới có thể tham gia bảo hiểm chăn nuôi.
Bảo hiểm trâu bò
Điều kiện để tham gia bảo hiểm của người được bảo hiểm
Chủ thể tham gia bảo hiểm cho vật nuôi phải đảm bảo các điều kiện dưới đây:
- Người được bảo hiểm phải kê khai trung thực, chính xác và đầy đủ mọi thông tin theo mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thực hiện đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn.
- Thông báo ngay cho chủ hợp đồng bảo hiểm khi có phát sinh những sự kiện bảo hiểm như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh,...
- Trong mọi trường hợp, sử dụng chi phí của bản thân để thực hiện mọi biện pháp thích hợp nhằm phòng tránh và hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra.
Quyền lợi và trách nhiệm của bảo hiểm chăn nuôi
Quyền lợi và trách nhiệm của người được bảo hiểm
Quyền lợi của người được bảo hiểm khi tham gia hợp đồng bảo hiểm chăn nuôi:
- Người được bảo hiểm sẽ nhận được số tiền bồi thường bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm và tuân thủ theo quy định pháp luật.
- Người được bảo hiểm có quyền khiếu nại trong trường hợp có tranh chấp.
Trách nhiệm của chủ hợp đồng bảo hiểm:
- Chủ hợp đồng bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực, chính xác không thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Chủ hợp đồng là người trực tiếp ký hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm. Sau đó, chuyển Giấy chứng nhận bảo hiểm tới từng người được bảo hiểm trong xã khi đã hoàn tất việc thu phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, tiến hành nộp lại cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Chủ hợp đồng bảo hiểm là người nắm bắt và hiểu rõ nhất các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm, có thể giải thích rõ mọi thắc mắc cho người được bảo hiểm.
- Chủ hợp đồng bảo hiểm phải luôn phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp bảo hiểm để thực hiện chi trả quyền lợi cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đặc biệt, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chi trả hợp đồng bảo hiểm đầy đủ, chính xác cho người được bảo hiểm trong xã trong thời hạn 15 ngày khi nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm.
- Chủ hợp đồng bảo hiểm có trách nhiệm cao nhất trong việc hợp tác và tạo điều kiện tốt nhất cho các cơ quan cung cấp số liệu và chuyên gia nông nghiệp do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định.
- Ngay khi nhận được thông báo về sự cố thiên tai, dịch bệnh từ người được bảo hiểm, chủ hợp đồng phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong vòng 24h kể từ khi nhận được tin.
Trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm
- Khi nhận được thông tin về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm từ chủ hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm cần nhanh chóng, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để xác định mức độ tổn thất, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục, hạn chế tối đa những rủi ro.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm bồi thường kịp thời và đúng quy định cho người được bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Doanh nghiệp bảo hiểm thu đúng mức phí bảo hiểm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa các bên.
Tóm lại, việc tham gia bảo hiểm chăn nuôi là điều hết sức cần thiết khi chăn nuôi theo mô hình hiện đại, đặc biệt là việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh khiến cho các hoạt động chăn nuôi trở nên rủi ro hơn rất nhiều. Có một bảo hiểm chăn nuôi sẽ giúp người chăn nuôi bù đắp tài chính khi không may gặp phải sự kiện bảo hiểm.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất