avatart

khach

icon

Ngân hàng Trung ương Mỹ là gì? Mô hình hoạt động của Ngân hàng Trung ương Mỹ

Thị trường tài chính

- 28/07/2022

0

Thị trường tài chính

28/07/2022

0

Ngân hàng Trung ương Mỹ là một định chế tài chính lớn của quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Vậy nên, mọi biến động, chính sách được ngân hàng Trung ương Mỹ đưa ra đều tác động đến nền kinh tế toàn cầu.

Mục lục [Ẩn]

Ngân hàng Trung ương Mỹ là gì?

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ được gọi theo cái tên chính xác là Cục Dự trữ Liên bang (tên tiếng Anh là Federal Reserve System - Fed) hoặc Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Ngân hàng Trung ương Mỹ là một định chế tài chính có quyền kiểm soát việc sản xuất, phân phối tiền tệ, quản lý tín dụng của đất nước Hoa Kỳ. Ngoài ra, ngân hàng cũng chịu trách nhiệm hoạch định các chính sách tiền tệ cũng như điều tiết hoạt động của các ngân hàng thành viên.

Hiện nay, Fed có 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực, mỗi ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm về một khu vực địa lý cụ thể của Mỹ.

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất thế giới.

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (FED)

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ (Fed)

Lịch sử ra đời của Ngân hàng Trung ương Mỹ Fed

  • Giai đoạn từ năm 1862 đến 1913, lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ có nhiều biến động, đặc biệt là vào các năm 1873, 1893 và 1907. Điều này thôi thúc chính quyền cần tạo ra một ngân hàng trung ương để điều phối thị trường.
  • Sau cuộc khủng hoảng năm 1907 xảy ra, Quốc hội Hoa Kỳ thành lập ra Uỷ ban tiền tệ quốc gia có nhiệm vụ xây dựng, cải cách hệ thống ngân hàng. Người đứng đầu đảng Cộng hoà, đồng thời là một chuyên gia tài chính tên tuổi - Ông Nelson Aldrich đã được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban.
  • Năm 1915, sau nhiều nỗ lực, Fed chính thức được đi vào hoạt động, có vai trò chủ chốt trong việc tài trợ cho các nỗ lực chiến trang của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Năm 1979, nước Mỹ bước vào cuộc khủng hoảng lạm phát trầm trọng, Fed dưới sự lãnh đạo của Paul Volcker đã đưa ra nhiều biện pháp kiểm soát hiệu quả, làm giảm tỷ lệ lạm phát nhanh chóng trước năm 1986.
  • Tới tháng 1/1987, khi chỉ số lạm phát tiêu dùng chỉ còn là 1%, Fed đã từ bỏ việc sử dụng tổng cung tiền tệ M2 làm định hướng trong kiểm soát lạm phát, dù trước đó nó đã rất thành công, bởi thống đốc của Fed cho rằng nó có thể gây ra nhiều nhầm lẫn. 

Vai trò và nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương Mỹ

Ngân hàng Trung ương Mỹ có vai trò và nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia, sử dụng tác động đến những điều kiện tiền tệ và tín dụng cho nền kinh tế Hoa Kỳ sao cho đảm bảo về công ăn việc làm ở mức tối đa cho người dân, bình ổn giá và giữ mức lãi suất dài hạn ở khung vừa phải.
  • Làm nhiệm vụ giám sát, điều tiết các tổ chức ngân hàng của Mỹ, giúp hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động an toàn, bảo vệ quyền tín dụng của người tiêu dùng.
  • Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính cũng như rủi ro hệ thống.
  • Cung cấp các dịch vụ tài chính, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống thanh toán quốc gia, các tổ chức lưu ký, Chính phủ Hoa Kỳ và những tổ chức nước ngoài chính thức khác.

Mô hình Ngân hàng Trung ương Mỹ hoạt động như thế nào?

Cấu trúc cơ bản của Fed gồm: Hội đồng thống đốc, các ngân hàng của Fed và các ngân hàng thành viên (có cổ phần tại các chi nhánh).

Cơ cấu tổ chức của Fed gồm có 7 thành viên của Hội đồng Thống đốc, những người này do tổng thống đề cử và phải được chấp thuận bởi Thượng viện Hoa Kỳ. Mỗi thống đốc ngân hàng có kỳ hạn phục vụ tối đa là 14 năm (trừ khi bị phế truất bởi tổng thống) và không được phục vụ quá một nhiệm kỳ. Trong trường hợp một thành viên được chỉ định để phục vụ nốt phần chưa hoàn tất của thành viên khác thì được phép phục vụ thêm một nhiệm kỳ 14 năm nữa.

Fed được coi là hoạt động độc lập vì những quyết định do tổ chức này đưa ra không cần tổng thống hoặc bất kỳ cơ quan Chính phủ nào phê chuẩn. Tuy vậy, nó vẫn chịu sự giám sát của quốc hội, hoạt động theo đúng mục tiêu chính sách kinh tế và tài khoá của Chính phủ.

Hiện có nhiều ý kiến chỉ trích việc độc lập của Ngân hàng Trung ương Mỹ, họ yêu cầu ngân hàng phải có sự phối hợp chặt chẽ với Chính phủ trong các chính sách kinh tế, đặc biệt, ngân hàng trung ương phải luôn có sự giám sát đầy đủ theo quy định.

Cách Fed kiểm soát cung ứng tiền tệ

Cục Dự trữ Liên bang đang kiểm soát quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động:

  • Thỏa thuận mua lại: Đây là hoạt động cho vay hay đi vay thế chấp, chủ yếu là những thỏa thuận mua lại với các nhà giao dịch ưu tiên trong ngắn hạn và có đảm bảo.

Vào ngày giao dịch, Fed chuyển tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (đó là những giấy tờ chứng nhận sở hữu như trái phiếu, cổ phiếu,...). Khi hết quá trình giao dịch, Fed nhận lại tiền và lãi suất, sau đó hoàn trả chứng khoán. Thời hạn giao dịch kỳ hạn ngắn chỉ 1 ngày (cho vay qua đêm) tới 65 ngày, tuy nhiên phần lớn là cho vay qua đêm và 14 ngày.

Tuy nhiên, với những kỳ vay ngắn hạn như vậy thì hiệu quả tăng quỹ cũng chỉ là tạm thời.

Ngược lại, với những thoả thuận bán lại, Fed tiến hành vay tiền của những người giao dịch ưu tiên bằng việc đặt cọc các loại chứng khoán Chính phủ. Khi giao dịch kết thúc, Fed hoàn trả lại tiền và những khoản lãi.

  • Giao dịch mua đứt: Với giao dịch này, Fed thực hiện mua lại trái phiếu Chính phủ rồi cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản của người giao dịch tại Fed. Do đây là hoạt động mua đứt nên tỷ lệ tăng cung tiền tền cũng lâu dài hơn, tuy nhiên sẽ chỉ thu được khoản lãi sau khi trái phiếu hết hạn, từ 12 - 18 tháng.

Từ năm 1980, Fed có quyền mua trái phiếu Chính phủ với mức lãi suất cao. Khi bán quyền mua, nguồn cung tiền tệ cũng sẽ giảm do các nhà giao dịch ưu tiên khấu trừ tài khoản dự trữ của họ tại Fed. Vậy nên quá trình tạo tiền lưu thông sẽ bị hạn chế.

Sức ảnh hưởng của Ngân hàng Trung ương Mỹ lên nền kinh tế toàn cầu

Đô La Mỹ luôn được mệnh danh là đồng tiền quyền lực nhất thế giới, được giao dịch thường xuyên nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây cũng là đồng tiền chủ chốt mà chỉ có Fed mới có quyền đưa ra những quyết định về tăng giảm lãi suất tiền tệ. Điều này để lại tác động trực tiếp tới sức mạnh của đồng đôla Mỹ và cũng gây ảnh hưởng tới những đối tác thương mại của Mỹ. Trường hợp Fed tăng lãi suất đồng đôla để kiềm chế lạm phát, thì lại làm tăng sức mạnh của đồng đôla trên thị trường tiền tệ quốc tế. Từ đó, nguồn nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, đầu tư vào Mỹ cũng giảm đi.

Vì là một đồng tiền phổ biến và quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế nên rất nhiều mặt hàng đặc biệt như vàng, dầu sẽ được định giá bằng đồng đôla Mỹ. Trong khi Fed là cơ quan duy nhất có khả năng can thiệp vào việc xác lập giá trị đồng đôla qua hoạt động mua bán đôla cũng như những ngoại tệ khác. Vậy nên, nếu Fed kiểm soát đồng đôla thì cũng gián tiếp kiểm soát thị trường tiền tệ toàn cầu. Chắc chắn, mọi quyết định của Fed đều ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Mỗi lần Fed rục rịch hoặc có những thông báo thay đổi, rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đều nín thở chờ đợi.

Fed có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới

Fed có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới

Có thể khẳng định Ngân hàng Trung ương Mỹ là định chế tài chính quyền lực nhất thế giới nên có sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến thị trường tài chính của thế giới.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

1 (1 lượt)

1 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *