Tiền bẩn là gì? Sự tồn tại đáng lo của nền kinh tế
Mục lục [Ẩn]
Tiền bẩn là gì?
Tiền bẩn là một loại tiền kiếm được nhờ những hoạt động bất hợp pháp. Tiền bẩn chỉ xuất hiện trong giới kinh tế ngầm và không bị đánh thuế. Những người nhận được tiền bẩn chỉ được phép sử dụng trong hoạt động kinh tế ngầm hoặc tham gia rửa tiền để biến chúng thành những đồng tiền hợp pháp.
Tiền bẩn trong tiếng Anh còn được gọi là black money.
Theo nhiều chuyên gia lịch sử, tiền bẩn và các hoạt động rửa tiền đã xuất hiện từ hơn 3000 năm trước ở Trung Quốc, nhiều thương nhân rửa tiền để tránh thuế của triều đình. Ngày nay, với quá trình toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, tiền bẩn ngày một xuất hiện nhiều hơn và để lại những hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển.
Tiền bẩn - Black money
Tiền bẩn hoạt động như thế nào?
Tiền bẩn có nhiều dạng hoạt động, chẳng hạn như:
- Cách đơn giản nhất là tạo ra tiền bẩn không trả thuế cho Chính phủ. Ví dụ: Một cửa hàng bán hàng và nhận thanh toán bằng tiền mặt, sau đó họ không đưa hoá đơn cho khách hàng, thì đây chính là giao dịch tiền bẩn khi cửa hàng không phải trả thuế cho doanh số bán hàng không ghi trong hóa đơn.
- Bên cạnh đó, nguồn tiền bẩn phổ biến nhất chính là từ những giao dịch hàng hóa bất hợp phát trên chợ đen hay nền kinh tế ngầm. Các hoạt động cụ thể có thể kể đến như buôn vũ khí trái phép, buôn ma túy, hoạt động mại dâm, khủng bố, ăn cắp, bán hàng giả, hàng lậu,...
Tiền bẩn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia khi số tiền này được coi là tạo ra sự rò rỉ tài chính, Chính phủ thất thu thuế từ những giao dịch liên quan đến tiền bẩn. Hơn nữa, tiền bẩn không được đưa vào hệ thống ngân hàng, gây kìm hãm nền kinh tế vì không sử dụng được lượng tiền này cho mục đích kích thích nền kinh tế.
Khó có thể ước tính lượng tiền bẩn tồn tại trong nền kinh tế của một quốc gia, vì số tiền này không thể thống kê, báo cáo vào tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc nội. Từ đó, khiến cho những biến số kinh tế vĩ mô bị sai lệch, thiếu chính xác, gây cản trở cho việc hoạch định chính sách.
Phương thức rửa tiền bẩn
Với nền kinh tế ngày một phát triển, xuất hiện nhiều hoạt động phi pháp hơn nên việc rửa tiền bẩn thành tiền hợp pháp cũng ngày càng có nhiều phương pháp công nghệ cao và tinh vi hơn:
- Việc giao dịch nội - ngoại tệ từ lâu đã được cái quốc gia nới lỏng hơn, nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều kẻ làm ăn phi pháp đã tận dụng cách này để rửa tiền. Ví dụ: Họ có thể mua bán chứng khoán quốc tế, tạo ra những hợp đồng phức tạp để chuyển một lượng tiền bẩn khổng lồ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhanh chóng, thoát khỏi tầm kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền.
- Để phát triển kinh tế tốt hơn, các quốc gia ngày càng mở rộng cánh cửa cho việc giao thương quốc tế, khi đó lượng tiền lưu thông trên toàn cầu sẽ tăng gấp nhiều lần, mức độ phức tạp cũng vì vậy mà tăng lên. Tiền nhiều hơn dẫn đến các dịch vụ tài chính cũng đa dạng hơn, giúp cho những kẻ gian có cơ hội chuyển tiền phi pháp hay đưa tiền bẩn vào luồng tiền sạch dễ dàng hơn.
- Sự cạnh tranh về việc thu hút vốn giữa các quốc gia ngày một khốc liệt, vậy nên sự xuất hiện thêm của nhiều định chế tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán,... cũng không có gì là lạ. Những định chế tài chính mới tham gia vào thị trường thường có những chính sách nới lỏng hơn để thu hút tiền hay giao dịch, vì vậy không ít kẻ gian tin tưởng rằng số tiền bẩn này sẽ có ngân hàng/tổ chức tài chính sẵn sàng nhận mà không cần biết đến nguồn gốc.
- Việc ứng dụng thông tin vào các lĩnh vực, trong đó có tài chính là hết sức phổ biến. Ngân hàng thường đi tiên phong khi xây dựng hệ thống ngân hàng trực tuyến, thanh toán quốc tế tiện lợi cho khách hàng sử dụng. Những kẻ rửa tiền đã lợi dụng triệt để những công cụ này để tiến hành hành vi rửa tiền của mình. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại tỏ ra chậm chạp hơn bởi họ cần phối hợp với nhiều địa phương hay các quốc gia khác để tiến hành thanh tra, kiểm tra.
- Một cách rửa tiền mới tận dụng mạng Internet thông qua những trang web đen, trang web cá độ,... Đặc biệt, những cách này các cơ quan công lực khó có thể truy tìm tiền đến từ đâu và đến với ai.
Sự tồn tại của tiền bẩn trong nền kinh tế là không thể tránh khỏi, nó làm ảnh hưởng đến sự minh bạch cũng như sức khỏe của nền kinh tế. Rất nhiều các cơ quan chức năng của các quốc gia đang nỗ lực tìm ra giải pháp để hạn chế sự phát triển ngày một lớn hơn của tiền bẩn.
Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây
Theo thị trường tài chính Việt Nam
Bình luận
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Mới nhất
Cũ nhất
Bình luận hay nhất