avatart

khach

icon

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì? Thông tin chi tiết về bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Thị trường tài chính

- 25/01/2024

0

Thị trường tài chính

25/01/2024

0

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm thiểu rủi ro trong các hợp đồng, giao dịch kinh tế quan trọng. Vậy bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước được hiểu như thế nào, các đặc điểm của bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?

Mục lục [Ẩn]

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tiếng Anh là Repayment Guarantee, được hiểu là cam kết của tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay. (Căn cứ theo Thông tư 28/2012/TT-NHNN

Mục đích của bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, đồng thời phòng tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi ký kết các hợp đồng có giá trị kinh tế lớn như mua bán thiết bị, máy móc…

Các bên tham gia vào hợp đồng bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước thông thường gồm có:

  • Bên bảo lãnh: thường là các tổ chức tín dụng, ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh
  • Bên được bảo lãnh: Cá nhân, tổ chức tham gia vào các hợp đồng kinh tế, được ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng bảo lãnh
  • Bên nhận bảo lãnh: Là cá nhân, tổ chức có quyền thụ hưởng bảo lãnh do tổ chức tín dụng, ngân hàng phát hành

Ví dụ: Công ty X và công ty Y ký với nhau Hợp đồng thương mại với nội dung, công ty X đồng ý mua của công ty Y số lượng 7 tấn hàng hóa với tổng giá trị hợp đồng là 7.000.000.000 (Bảy tỷ đồng). Địa điểm giao hàng là cảng Hải Phòng vào ngày 27 tháng 7 năm 2022, phương thức thanh toán bằng chuyển khoản tại Ngân hàng Z, đồng thời công ty X phải thanh toán tạm ứng cho công ty Y số tiền là 2.100.000.000 (Hai tỷ một trăm triệu đồng), tương đương với 30% giá trị của hợp đồng ngay sau khi hai bên ký hợp đồng. 

Công ty X, công ty Y và ngân hàng Z đồng thời ký Thư bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, trong đó nêu rõ ngân hàng Z bảo lãnh cho việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà công ty X đã ứng trước để thực hiện theo Hợp đồng thương mại với công ty Y.

Trong trường hợp công ty Y không giao hàng theo đúng nội dung và thỏa thuận thì công ty X có quyền yêu cầu ngân hàng Z hoàn trả số tiền tạm ứng nếu trên.

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước giúp nâng cao uy tín cho khách hàng khi tham gia các hợp đồng quan trọng

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước giúp nâng cao uy tín cho khách hàng khi tham gia các hợp đồng quan trọng

Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là gì?

Việc bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước giữa các bên chỉ có hiệu lực khi các bên thể hiện nó thông qua văn bản với đầy đủ các thông tin, điều khoản. Văn bản này được gọi là thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.

Như vậy hiểu một cách đơn giản thì thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước chính là cam kết giữa ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm cam kết tại hợp đồng thương mại thì bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện thay hoặc bồi thường tùy theo thỏa thuận giữa các bên.

Chứng thư bảo lãnh phải được lập thành văn bản, trong đó bao gồm các nội dung như sau:

  • Thông tin của các bên tham gia thỏa thuận, gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh 
  • Nghĩa vụ được bảo lãnh
  • Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh
  • Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh
  • Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • Phí bảo lãnh
  • Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
  • Hiệu lực của thỏa thuận
  • Phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh

Điều kiện để thỏa thuận bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước có hiệu lực

Mối quan hệ giữa hợp đồng thương mại và bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là mối quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ. Nghĩa là hiệu lực và điều kiện phát sinh của thỏa thuận bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước sẽ phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng gốc. Việc bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng được thực hiện khi đáp ứng điều kiện sau:

  • Hợp đồng gốc đã có hiệu lực và được thực hiện.
  • Phát sinh sự kiện dẫn đến thỏa thuận bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng gốc.
  • Bên được bảo lãnh đã ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh.

Phí bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 

Khi quan hệ bảo lãnh phát sinh, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận. Khi bên bảo lãnh kết thúc việc bảo lãnh thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh trả cho mình một khoản tiền thù lao gọi là phí bảo lãnh. Ngoài ra tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng có quyền thu các khoản phí xử lý giao dịch theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh đã ký kết hoặc thỏa thuận ban đầu của hai bên.

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng thì mức phí bảo lãnh được xác định như sau:

  • Mức phí này sẽ áp dụng theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng, ngân hàng và bên được bảo lãnh.
  • Trong trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, dựa trên tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên bảo lãnh, các bên tham gia sẽ thỏa thuận cho mỗi bên tham gia.
  • Đối với trường hợp bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng sẽ phải thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả.
  • Nếu đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ thì các bên có thể thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam.

Mỗi ngân hàng sẽ có các quy định về biểu phí dịch vụ bảo lãnh riêng, trong đó quy định rõ về tỷ lệ ký quỹ, phần không ký quỹ hoặc các tài sản bảo đảm, các khoản phí trong quá trình bảo lãnh.

Biểu phí bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước do tổ chức tín dụng quy định

Biểu phí bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước do tổ chức tín dụng quy định

Một số khoản phí mà khách hàng phải nộp khi tham gia bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước có thể kể đến:

  • Phí ký quỹ
  • Phí với phần không ký quỹ
  • Phí tu chỉnh/chấm dứt bảo lãnh
  • Phí phát hành thư bảo lãnh
  • Phí đổi biện pháp bảo đảm cho thư bảo lãnh
  • Phí thông báo bảo lãnh của ngân hàng khác
  • Phí thông báo hủy bảo lãnh của ngân hàng khác
  • Phí thẩm định/hạn mức bảo lãnh
  • Phí điều chỉnh hạn mức bảo lãnh
  • Phí thẩm định tài sản

Ví dụ: Đối với bảo lãnh hoàn tiền ứng trước tại TPBank, một số khoản phí quan trọng mà khách hàng phải nộp bao gồm:

Đơn vị: VNĐ

Loại thu

Mô tả chi tiết

Mức phí

1. Phần ký quỹ 

0,6%/năm (tối thiểu 300.000)

2. Phần không ký quỹ

Đảm bảo bằng sổ tiết kiệm do TPBank phát hành

1%/năm (tối thiểu 300.000)

Đảm bảo bằng sổ tiết kiệm do tổ chức tín dụng khác ban hành được TPBank chấp nhận

1,4%/năm (tối thiểu 400.000)

Đảm bảo bằng bất động sản, động sản

1,8%/năm (tối thiểu 500.000)

Tín chấp

2,2% (tối thiểu 600.000)

3. Tu chỉnh/chấm dứt bảo lãnh

Tu chỉnh tăng giá trị/thời hạn bảo lãnh: Thu bổ sung phần tăng thêm hoặc gia hạn

Thu như phí của loại bảo lãnh tương ứng (tối thiểu 200.000)

Tu chính khác

300.000/20 USD/lần

Hủy thư bảo lãnh trước hạn do bảo lãnh hết hiệu lực

Miễn phí

Hủy thư bảo lãnh trước hạn theo đề nghị của khách hàng

300.000/20 USD/lần

4. Phát hành thư bảo lãnh đối ứng/phát hành bảo lãnh dựa trên thư bảo lãnh đối ứng/xác nhận bảo lãnh

Thu như phí của loại bảo lãnh tương ứng + điện phí phát sinh thực tế + phí TPBank trả cho ngân hàng khác (nếu có) (tối thiểu 300.000)

5. Phí phát hành thư bảo lãnh  

Theo mẫu TPBank

Miễn phí

Theo mẫu khách hàng cung cấp, mẫu thư vô điều kiện

300.000/20 USD/lần

Theo mẫu khách hàng cung cấp, mẫu thư có điều kiện

200.000/15 USD/lần

Song ngữ (tiếng Việt + tiếng Anh)

300.000/20 USD/lần

6. Phí đổi biện pháp bảo đảm cho thư bảo lãnh

200.000/lần/thư + phí chênh lệch giữa các loại tài sản

7. Tăng hạn mức bảo lãnh

0,03% x hạn mức tăng thêm (tối thiểu 300.000)

Phân biệt bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh tạm ứng

Khi nhắc đến bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước sẽ có rất nhiều người lầm tưởng với bảo lãnh tạm ứng trong lĩnh vực xây dựng. Trên thực tế, do có một số điểm giống nhau nên có không ít người đánh đồng hai hình thức bảo lãnh trên là một. 

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng là hình thức bảo đảm thực hiện trong lĩnh vực xây dựng đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng.

Dưới đây là một số điểm để phân biệt bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh tạm ứng.

  • Điểm giống nhau: Đều là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giảm bớt rủi ro cho người được bảo lãnh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng
  • Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước

Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng xây dựng

Lĩnh vực bảo lãnh

Dân sự, tín dụng nói chung

Xây dựng

Trường hợp bắt buộc

Không có trường hợp bắt buộc, hoàn toàn do sự tự nguyện và thỏa thuận của các bên

- Hợp đồng xây dựng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ bắt buộc phải có bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

- Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ, không có yêu cầu bắt buộc 

Các bên tham gia vào bảo lãnh

- Tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng chi nhánh nước ngoài (bên bảo lãnh)

- Bên nhận bảo lãnh

- Bên được bảo lãnh

- Bên nhận thầu

- Bên giao thầu

(Không bắt buộc có sự tham gia của tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng chi nhánh nước ngoài)

Mức tạm ứng hợp đồng

Do các bên thỏa thuận

Không vượt quá 50% giá trị hợp đồng tại thời điểm ký kết, cụ thể:

- Đối với hợp đồng tư vấn:

+ 15% giá của hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ

+ 20% giá của hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:

+ 10% giá của hợp đồng trên 50 tỷ

+ 15% giá của hợp đồng giá tự trừ 10 tỷ đến 50 tỷ

+ 20% giá của hợp đồng có trị dưới 10 tỷ

- Đối với các hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP và EPC, hợp đồng khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá trị hợp đồng

Ngân hàng nào có bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước?

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là một trong những sản phẩm mà khách hàng nên sử dụng, bởi nó giúp cho khách hàng nâng cao uy tín trong quan hệ làm ăn, kinh doanh.

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều có dịch vụ bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, trong đó tiêu biểu có thể kể đến:

  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của VRB (Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga)
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của SHB
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của SeABank
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của VIB
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của BIDV
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của TPBank
  • Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước của Agribank
  • Bảo lãnh hoàn tạm ứng của OceanBank
  • Bảo lãnh hoàn tiền tạm ứng của SCB

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đáng tin cậy mà bạn có thể tìm đến, đem đến nhiều lợi ích cho khách hàng khi tham gia, nâng cao uy tín trong quan hệ làm ăn, kinh doanh.


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn miễn phí

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *