avatart

khach

icon

Bảo lãnh ngân hàng là gì và 2 loại bảo lãnh phổ biến bạn nhất định phải biết

Kiến thức vay thế chấp

- 04/11/2019

0

Kiến thức vay thế chấp

04/11/2019

0

“Bảo lãnh ngân hàng là gì và dựa vào đâu để phân loại từng bảo lãnh” là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều cá nhân, tổ chức.

Mục lục [Ẩn]

Bảo lãnh ngân hàng được xem là một loại bảo đảm từ một ngân hàng về việc đảm bảo trách nhiệm của người đi vay. Điều này có nghĩa là, nếu người đi vay không thể thanh toán được khoản nợ của mình, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán nó trong phạm vi số tiền được ghi rõ trong giấy bảo lãnh.

Thông thường, bảo lãnh ngân hàng cho phép khách hàng của mình mua hàng hóa, thiết bị hoặc rút tiền vay để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Nếu tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ nhận thấy rằng Nhà nước ta cũng đã ban hành các thông tư, quy định về việc định nghĩa khái niệm bảo lãnh ngân hàng là gì.

Theo luật tổ chức tín dụng năm 2010, bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, trong đó các tổ chức tín dụng sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho khách hàng khi họ không thực hiện đầy đủ hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Trong trường hợp này, khách hàng sẽ phải nhận nợ và hoàn trả lại tổ chức tín dụng sau đó.

Theo Khoản 1, Điều 3, Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 cũng ghi rất rõ “Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận”.

Xem thêm: Bảo lãnh ngân hàng và những thông tin cần biết về bảo lãnh ngân hàng

Bảo lãnh ngân hàng được pháp luật quy định cụ thể

Bảo lãnh ngân hàng được pháp luật quy định cụ thể

Tìm hiểu về cam kết bảo lãnh ngân hàng

Đối với bảo lãnh ngân hàng, hiện các cam kết bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Thủ tục cam kết bảo lãnh

Cam kết bảo lãnh được đề cập trong Thông tư 28/2012/TT-NHNN bao gồm:

  • Hợp đồng bảo lãnh: là một thỏa thuận bằng văn bản được ký giữa tổ chức tín dụng và người được bảo lãnh; Hoặc tổ chức tín dụng, người được bảo lãnh và các bên có liên quan về việc tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết
  • Thư bảo lãnh: chỉ là một cam kết đơn phương của chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính khi bên được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết

Các đối tượng được đề cập trong bản cam kết

Trong Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 cũng quy định rất rõ ràng rằng:

  • Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Bên được bảo lãnh là tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú
  • Bên nhận bảo lãnh là tổ chức hoặc cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh.

Bạn vẫn còn vướng mắc? Đăng ký ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay

Các loại bảo lãnh ngân hàng

Dựa vào phương thức phát hành bảo lãnh, sẽ chia làm 2 loại: 

Bảo lãnh trực tiếp

Là loại đơn giản nhất bởi dễ dàng trong việc thích ứng với hệ thống pháp luật nước ngoài, thường được sử dụng trong kinh doanh nước ngoài hoặc trong nước và được cấp trực tiếp cho người được bảo lãnh. Các khoản bảo lãnh thường được áp dụng cho các giao dịch xuyên biên giới tính từ thời điểm người được bảo lãnh yêu cầu bồi thường nhanh chóng cho người nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh gián tiếp

Thường được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt là khi các cơ quan chính phủ hoặc các đơn vị có liên quan được hưởng lợi. Với một sự đảm bảo gián tiếp, tức là một ngân hàng thứ hai, điển hình là một ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam sẽ đứng ra thực hiện bảo lãnh. Chính vì thế mà tại một số nước, phương pháp bảo lãnh này không được chấp nhận vì vấn đề pháp lý cũng như thủ tục khá phức tạp.

➤ Xem thêm: Có mấy loại bảo lãnh ngân hàng? Giải mã ưu nhược điểm từng loại

Một số nước không chấp nhận bảo lãnh ngân hàng gián tiếp

Một số nước không chấp nhận bảo lãnh ngân hàng gián tiếp

Mức phí bảo lãnh ngân hàng là bao nhiêu?

Mức phí bảo lãnh ngân hàng được tính theo công thức sau:

Phí bảo lãnh = (Giá trị bảo lãnh + Mức phí bảo lãnh + Thời gian bảo lãnh)/360

  • Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì tổ chức tín dụng/ ngân hàng được thu mức phí tối thiểu là 300.000 đồng.
  • Khách hàng nếu chậm thanh toán phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng/ ngân hàng sẽ chịu lãi suất nợ quá hạn không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà tổ chức tín dụng đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời gian chậm thanh toán số phí này.

Xem thêm: Bối rối, người mua nhà không biết phí bảo lãnh ngân hàng bao nhiêu?

Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của nước ta thì không có gì phải ngạc nhiên rằng sẽ có rất nhiều thắc mắc phát sinh xoay quanh vấn đề bảo lãnh, và một trong những thắc mắc phổ biến nhất chính là “bảo lãnh ngân hàng là gì”.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay


Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây


Theo thị trường tài chính Việt Nam

Đánh giá bài viết:

5 (1 lượt)

5 (1 lượt)

Bài viết có hữu ích không?


Tư vấn vay thế chấp

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi


Bình luận

Hãy hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận
Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu.
Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick.
Gửi bình luận
bình luận
Mới nhất
Xem thêm

SO SÁNH LÃI SUẤT VAY VỐN

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *